MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chồng qua đời để lại 3 bản di chúc khác nhau, người phụ nữ bị bố mẹ chồng kiện ra tòa đòi thừa kế tài sản: Tòa án có phán quyết bất ngờ

05-08-2024 - 19:32 PM | Sống

Chồng qua đời để lại 3 bản di chúc khác nhau, người phụ nữ bị bố mẹ chồng kiện ra tòa đòi thừa kế tài sản: Tòa án có phán quyết bất ngờ

Người đàn ông Trung Quốc mỗi năm lại viết 1 bản di chúc khác nhau, khiến người nhà ngỡ ngàng và tranh cãi về quyền thừa kế.

Năm 2001, Trương Lập và Mạnh Quân (Trung Quốc) kết hôn nhưng vì không có con nên 13 năm sau họ đã nhận cô bé Tiểu Ly làm con gái nuôi. Đến năm 2020, Mạnh Quân qua đời vì bạo bệnh, để lại một ngôi nhà cùng tài sản trị giá khoảng 3 triệu NDT (10,5 tỷ đồng) và 170.000 NDT (gần 600 triệu đồng) tiền mặt.

Cha mẹ Mạnh Quân sau đó đã đệ đơn kiện con dâu lên toà án, yêu cầu tất cả tài sản đứng tên con trai phải trao cho họ thay vì cho con dâu. Người cha cho biết 2 vợ chồng con trai đã ly thân nhiều năm. "Con trai tôi sức khoẻ yếu, bệnh tật quanh năm. Thời gian con chữa bệnh cũng chỉ có chúng tôi lo chi phí và chăm sóc, còn Trương Lập chưa từng làm tròn trách nhiệm của một người vợ", cha Mạnh Quân nói.

Trong khi đó, Trương Lập khẳng định 2 vợ chồng họ đã sớm chia nửa tài sản từ lâu nhưng cô vẫn muốn đòi quyền thừa kế cho con gái mình.

photo-1722850027751

Ảnh minh hoạ

Trước khi qua đời, Mạnh Quân tự tay viết 3 bản di chúc. Bản đầu tiên vào năm 2017, nêu rõ toàn bộ tài sản sẽ để lại cho con gái Tiểu Ly. 1 năm sau, người đàn ông này đổi ý và quyết định cho bố mẹ thừa kế tài sản. Đến năm 2019, Mạnh Quân quay một đoạn video nói rằng muốn cho chia đều tài sản thừa kế cho 4 người là bố, mẹ, vợ và con gái.

Tuy nhiên, người nhà Mạnh Quân vô cùng bất ngờ khi Toà án nhân dân quận Hồng Sơn, thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) cho biết cả 3 di chúc của Mạnh Quân đều vô hiệu. Lý do nằm ở việc di chúc không đúng hình thức, nội dung quy định theo luật nên không có giá trị pháp lý.

Theo Luật Dân sự nước này, nếu người đã khuất có nhiều di chúc nội dung xung đột nhau, di chúc cuối cùng sẽ được áp dụng. Trong trường hợp di chúc dưới dạng video, cần có 2 người làm chứng nhưng di chúc của Mạnh Quân lại không đáp ứng yêu cầu này. Hai bản di chúc viết tay không có phần xác nhận từ phía Luật sư hay văn phòng công chứng nên cũng không có hiệu lực. 

Chồng qua đời để lại 3 bản di chúc khác nhau, người phụ nữ bị bố mẹ chồng kiện ra tòa đòi thừa kế tài sản: Tòa án có phán quyết bất ngờ- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Dựa trên thoả thuận giữa vợ chồng Mạnh Quân và quy định của pháp luật, Toà án đưa ra phán quyết tài sản của người đàn ông này sẽ được chia 3 cho bố, mẹ và con gái. Hai bên chấp nhận bản án và không kháng cáo.

Chủ tọa phiên tòa nhắc nhở, di chúc dưới dạng video hay ghi âm đều cần có người làm chứng có năng lực hành vi dân sự và không có quyền lợi gì đối với tài sản thừa kế. Việc xác nhận của người làm chứng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực của di chúc. Dù mỗi người đều có thể phân chia tài sản theo ý muốn nhưng nếu xảy ra tranh chấp, tính pháp lý của di chúc rất quan trọng.

Cơ sở dữ liệu di chúc Trung Quốc khuyến cáo mọi người khi lập di chúc nên tìm đến luật sư, cơ quan chuyên môn để đảm bảo di chúc hợp pháp. Theo một thống kê của Tòa án nhân dân tối cao quốc gia này, 60% vụ án xét xử về tài sản thừa kế có liên quan đến di chúc được xác định là vô hiệu.

photo-1722849971634

Ảnh minh hoạ

Năm 2023, một vụ việc tương tự xảy ra liên quan đến việc người đã khuất để lại nhiều bản di chúc với nội dung mâu thuẫn nhau. Ông Cao, 80 tuổi ở Thượng Hải đã viết tổng cộng 19 bản di chúc trong 4 năm. Tuy nhiên trong đó có bản là để lại tài sản cho con gái út, cũng có bản lại cho con gái cả và cháu gái thừa kế.

Sau khi ông Cao qua đời, 2 người con của ông Cao kiện cáo lẫn nhau, ai cũng cho rằng bố đã hứa cho mình toàn bộ tài sản. Sau quá trình xem xét, thẩm phán nhận định nguyên nhân dẫn đến tình huống trái ngang này. Đó là bệnh án cho thấy ông Cao mắc bệnh Alzheimer, căn bệnh dẫn đến suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy nên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Vậy nên toàn bộ di chúc của người đàn ông này bị vô hiệu, Tòa án chia tài sản dựa trên luật thừa kế.

Kim Linh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên