Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo: Chị không có quyền nhận tiền!
Thông báo của ngân hàng khiến người phụ nữ vô cùng bất ngờ. Trước đó, chị đã cung cấp đủ giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật.
- 16-11-2024Cụ ông 70 tuổi qua đời để lại 3,5 tỷ đồng, con trai cầm sổ tiết kiệm đến ngân hàng rút tiền thì bị từ chối: Không thể lấy 1 đồng nếu thiếu thứ này
- 12-11-2024Rút sổ tiết kiệm hơn 700 triệu đồng đưa con gái xin việc, 1 tuần sau con gọi điện khóc: “Không còn một đồng nào hết”
- 11-11-2024Cha già qua đời để lại sổ tiết kiệm 4,3 tỷ đồng cùng 1 căn nhà, con gái "trắng tay" còn bị người ngoài đâm đơn kiện
- 09-11-2024Bố qua đời để lại sổ tiết kiệm 5 tỷ đồng, con trai ra ngân hàng xin rút thì nhận thông báo: Không có khoản tiền nào được gửi!
Vào ngày 16 tháng 8 năm 2023, phóng viên của tờ Red Star News đưa tin về vụ tranh chấp thừa kế tiền gửi tiết kiệm do Tòa án Nhân dân thành phố Văn Sơn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) giải quyết. Vụ việc nhanh chóng nhận được sự chú ý của đông đảo người dân. Phán quyết cuối cùng của tòa đã giúp hòa giải tranh chấp giữa hai bên, đồng thời nhận được sự đồng thuận của dư luận.
Sự việc xoay quanh số tiền tiết kiệm của anh Mỗ - chồng của chị Vương Văn, sống tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Cuối năm 2017, anh Mỗ ra ngân hàng mở một tài khoản tiết kiệm, rồi gửi số tiền 1,9 triệu Nhân Dân Tệ (khoảng 6,6 tỷ đồng) với kỳ hạn 5 năm. Tất cả giấy tờ đều đứng tên của anh Mỗ.
Không may sau đó, anh Mỗ biết bản thân mắc ung thư giai đoạn cuối. Anh quyết định lập di chúc, trong đó ghi rõ chị Vương Văn được hưởng toàn bộ tài sản chung của hai vợ chồng, bao gồm cả số tiền tiết kiệm 1,9 triệu Nhân dân tệ.
Sau khi chồng mất, chị Vương hoàn toàn suy sụp. Một thời gian sau, chị mới nhớ ra khoản tiết kiệm của chồng đã đến hạn rút. Chị mang theo giấy chứng tử, di chúc, giấy đăng ký kết hôn, căn cước công dân của mình và một số tài liệu của anh Mỗ đến ngân hàng để rút tiền. Tuy nhiên, phía ngân hàng lại từ chối yêu cầu của chị Vương. Họ cho biết, chị không có quyền rút tiền vì chưa có giấy chứng nhận thừa kế của chồng.
Nhận được thông báo của ngân hàng, chị Vương vừa bất ngờ vừa bức xúc vì đã chuẩn bị đủ tài liệu theo đúng yêu cầu của pháp luật mà không được chấp thuận. Trong cơn tuyệt vọng, chị Vương đã đâm kiện ngân hàng. Chị hy vọng tòa án sẽ lấy lại công bằng cho mình.
Tại phiên tòa, phía ngân hàng cho rằng chị Vương phải cung cấp bằng chứng chứng minh bản thân là người thừa kế, được thể hiện thông qua giấy chứng nhận thừa kế thì mới có thể rút số tiền tiết kiệm của chồng. Do chị Vương đã không cung cấp được giấy tờ hợp lệ nên ngân hàng không trả lại số tiền tiết kiệm.
Phía chị Vương phản biện, theo điều 1123 Bộ luật Dân sự (Trung Quốc) quy định, tài sản thừa kế được giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu có di chúc thì giải quyết theo di chúc hoặc di sản thừa kế.
Số tiền 1,9 triệu Nhân dân tệ ban đầu là tài sản chung của hai vợ chồng. Anh Mỗ là người đứng tên gửi tiết kiệm. Trong trường hợp anh Mỗ không để lại di chúc, thì chị Vương và các con vẫn là người thừa kế hợp pháp. Vì anh Mỗ đã để lại di chúc nên chị có quyền thừa kế toàn bộ tài sản của chồng. Do đó, chị Vương yêu cầu ngân hàng phải trả lại cho mình 1,9 triệu đồng tiền gửi và tiền lãi tương ứng.
Sau khi xem xét, tòa án cho biết mấu chốt của vụ việc này là xác định chị Vương có quyền thừa kế hay không. Vì vậy, việc cần làm là xác minh tính chính xác và hợp lệ của tờ di chúc trong tay chị Vương.
Theo đó, di chúc do chồng chị Vương để lại là di chúc bằng văn bản, có đầy đủ các yếu tố hình thức cần thiết, trong đó có cả chữ ký của người làm chứng. Ngoài ra, chị Vương còn cung cấp thêm đoạn video quay lại cảnh anh Mỗ ký vào di chúc. Vì vậy, di chúc được xác định là hợp pháp.
Cuối cùng, tòa án yêu cầu ngân hàng phải trả cho chị Vương số tiền gốc là 1,9 triệu Nhân dân tệ và tiền lãi tương ứng.
(Theo Toutiao)
Đời Sống Pháp Luật