Bố qua đời để lại sổ tiết kiệm 5 tỷ đồng, con trai ra ngân hàng xin rút thì nhận thông báo: Không có khoản tiền nào được gửi!
Sau khi có sự can thiệp từ phía cảnh sát, sự thật về cuốn sổ tiết kiệm 5 tỷ đồng đã được làm sáng tỏ.
- 07-11-2024Cụ bà được hàng xóm tặng sổ tiết kiệm 3,5 triệu đồng: Ra ngân hàng rút tiền mà ngỡ ngàng với câu nói của nhân viên
- 07-11-2024Nhận được 2,8 tỷ đồng tiền đền bù đất, gia đình tôi nhất định chia tiền cho cậu ruột để trả ơn: Thái độ của cậu khiến ai cũng ngỡ ngàng
- 05-11-2024Người đàn ông chi 72 triệu đồng/năm mua bảo hiểm cho con gái, khi cần tiền đi rút thì “chết lặng” vì nhân viên thông báo: Phải chờ khi có rủi ro lớn nhất!
- 22-10-2024Con trai thừa kế sổ tiết kiệm 21 tỷ đồng, đến ngân hàng rút tiền thì bất ngờ với câu nói của nhân viên: Không có số tiền nào bên trong
- 21-10-2024Bà lão đến ngân hàng rút sổ tiết kiệm 4 tỷ đồng cho con trai, nhân viên thông báo: Tài khoản không có tiền, bà còn nợ 460 triệu đồng!
Anh Trương (35 tuổi) là người con trai duy nhất của ông Lạc. Sau khi bố qua đời, anh được quyền thừa hưởng toàn bộ gia tài. Bên cạnh căn nhà 3 gian ở Bình Đỉnh Sơn, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), ông Lạc còn để lại cho con trai cuốn sổ tiết kiệm 1,5 triệu Nhân dân tệ (khoảng 5 tỷ đồng). Số tiền này được ông Lạc tích góp suốt 15 năm. Mỗi năm, ông đều dành ra một khoản để gửi vào sổ.
Sau khi lo xong lễ tang cho bố, anh Trương đến ngân hàng làm thủ tục rút tiền. Anh dự định dùng một phần trong khoản tiền tiết kiệm để làm vốn kinh doanh, phần còn lại gửi vào ngân hàng. Tuy nhiên, quá trình rút tiền không suôn sẻ như anh tưởng tượng.
Khoảng 10h sáng ngày 30/11/ 2019, anh Trương có mặt ở ngân hàng để tiến hành tất toán sổ tiết kiệm của bố. Anh được nhân viên mời đến làm thủ tục rút tiền. Sau khi cung cấp đầy đủ giấy tờ liên quan, anh Trương bất ngờ nhận được một thông báo gây sốc từ phía ngân hàng. Giao dịch viên cho biết tài khoản của ông Lạc không có tiền.
Nghe vậy, anh Trương vô cùng sửng sốt. Anh yêu cầu ngân hàng tra soát lại thông tin, biết đâu có sự nhầm lẫn. Sau nhiều lần kiểm tra, nhân viên khẳng định không có khoản tiền nào được gửi trong sổ tiết kiệm của ông Lạc.
Lúc này, anh Trương vô cùng bối rối. Anh biết bố đã tích góp nhiều năm để dành tiền cho mình. Những năm qua, bố anh chi tiêu rất tiết kiệm. Ngoài sinh hoạt phí và thuốc men, ông không dùng tiền vào việc nào khác. Vậy số tiền tiết kiệm hơn 15 năm của ông đã đi về đâu?
Cho rằng có ẩn khuất phía sau, anh Trương đã yêu cầu ngân hàng truy soát lại toàn bộ thông tin liên quan đến các giao dịch của bố. Ngoài ra, anh còn trình báo sự việc với cảnh sát. Phía ngân hàng cũng rất hợp tác để làm rõ vấn đề.
Sau khoảng 2 tháng làm việc, sự thật về khoản tiền tiết kiệm của ông Lạc đã dần sáng tỏ. Hóa ra, 2 cán bộ từng làm việc tại ngân hàng đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để chiếm đoạt tiền tiết kiệm của ông lão.
Cụ thể, khi ông Lạc đến ngân hàng để mở sổ tiết kiệm, Mỗ (cựu giao dịch viên) đã khuyên ông chỉ gửi một nửa số tiền, phần còn lại dùng để mua cổ phiếu. Mỗ còn hứa sẽ hướng dẫn ông Lạc đầu tư để sinh lời tối ưu nhất. Dù được Mỗ khuyên nhủ hết lời, ông Lạc vẫn lắc đầu từ chối. Ông đã gửi tiết kiệm toàn bộ số tiền mà mình có rồi ra về.
Sau đó, Mỗ đã cấu kết với Đồng (Giám đốc ngân hàng khi đó) để tráo đổi thông tin của ông Lạc. Hai đối tượng đã chuyển một nửa số tiền tiết kiệm của ông lão sang 1 tài khoản khác rồi tự ý đầu tư. Vì đầu tư thua lỗ, cả hai tiếp tục dùng số tiền còn lại của ông Lạc để mua cổ phiếu. Khi kiếm được chút tiền, họ liền mang đi trả nợ chứ không hoàn trả cho ông Lạc.
Nhiều năm trôi qua, hành vi phạm pháp của Mỗ và Đồng vẫn không bị phát hiện. Đến khi cảnh sát và ngân hàng vào cuộc làm rõ số tiền của ông Lạc, sự thật mới được phơi bày. Sau đó, cả hai đã bị bắt giữ và trừng trị theo quy định của pháp luật Trung Quốc.
(Theo Toutiao)
Đời Sống Pháp Luật