MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chốt lãi mùa báo cáo tài chính quý III

Khả năng sụt giảm của chỉ số VN Index trong thời gian tới được nhìn thấy trên mô hình sóng Elliott. Theo đó, sóng v (vòng tròn) có 5 sóng từ (i) đến (v) diễn ra theo dạng sóng chéo (Diagonal), gần như đã hoàn tất. Nếu như VN Index phá vỡ đường xu hướng bên dưới của mô hình sóng chéo, tín hiệu giảm điểm tiếp theo sẽ được hình thành. Vùng điểm 620 của sóng iv (vòng tròn) trở thành điểm hỗ trợ.

Tin tốt không hỗ trợ thị trường

Nhiều NĐT đặt câu hỏi tại sao giá CP của nhiều công ty giảm mạnh mặc dù có báo cáo kết quả kinh doanh quý III đột biến. Hiện tượng giảm giá xuất hiện sau ngày thông tin được công bố đang đặt ra nghi vấn NĐT thực hiện chốt lãi. Vào ngày 18-10-2016, Công ty mẹ Tài chính Hoàng Huy (mã TCH) công bố đạt 408 tỷ đồng lợi nhuận trong 6 tháng đầu niên độ tài chính, trong đó đáng chú ý là khoản lãi lớn 302 tỷ đồng cổ tức được chia từ dự án chung cư Golden-Land. Tại thời điểm công bố thông tin, CP TCH tiếp tục tăng trần phiên thứ 10 liên tiếp kể từ khi được niêm yết vào ngày 5-10-2016 (giá niêm yết 18.000 đồng/CP ) và chạm mức 32.750 đồng/CP. Tuy nhiên, CP TCH nhanh chóng bị bán sàn 2 phiên sau đó và hiện đang giao dịch ở mức giá 28.500 đồng/CP.

Trước đó, thông tin lợi nhuận quý III của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đạt 1.600 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng hoàn thành 85% kế hoạch năm, cũng chỉ giúp CP này tăng trần đúng 1 phiên (vào ngày công bố thông tin) sau chuỗi ngày bị khối ngoại bán ròng. Diễn biến gần đây cho thấy, giá CP HPG lại tiếp tục giảm giá và hiện đang ở mức 39.600 đồng/CP. Gần như thông tin tài chính quý III không thể giúp HPG thoát khỏi đà giảm giá.

Hoặc trường hợp của Tổng CTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVX), thông tin lợi nhuận tốt cũng chỉ hỗ trợ giá 2 phiên sau đó. PVX đã tăng gần 50% kể từ giữa tháng 9, nhưng khi công bố thông tin lợi nhuận vào ngày 16-10-2016 (9 tháng lãi 257 tỷ đồng, vượt kế hoạch cả năm 2016) giá CP tăng trần 2 phiên sau đó lên mức 3.100 đồng vào ngày 19-10-2016, sau đó sụt giảm về mức 2.700 đồng/CP.

Ngay cả một số doanh nghiệp công bố mức lợi nhuận khủng nhưng cũng không tác động tích cực đến giá CP. Thí dụ, CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC) công bố lợi nhuận quý III vào ngày 23-10-2016 với khoản lãi khủng 285 tỷ đồng, gấp 5 lần kế hoạch, nhưng giá CP chạm đỉnh cao 20.900 đồng và sau đó sụt giảm. Hiện SMC giảm nhẹ và giao dịch tại mức 19.500 đồng/CP. Tương tự, VHC của CTCP Vĩnh Hoàn dường như đi ngang ở mức 55.000 đồng/CP sau khi công ty công bố báo cáo lợi nhuận quý III (VHC lãi 456 tỷ đồng trong 9 tháng, hoàn thành vượt mức 30% kế hoạch năm). Thậm chí một loạt doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm chỉ sau 3 quý như KSB, DGC, TCT, SD9... nhưng giá CP vẫn sụt giảm theo diễn biến thị trường chung. Điều này cho thấy thông tin tài chính quý III dường như có ít tác động đến thị trường.

Chỉ có một số ít CP được hưởng lợi từ BCTC quý III như HAX (CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh) với khoản lợi nhuận 35,3 tỷ đồng trong quý III, cao nhất kể từ khi niêm yết. HAX hiện đang giao dịch ở mức 37.700 đồng/CP, tăng 2 phiên tiếp sau khi công bố kết quả kinh doanh. HAT (CTCP thương mại bia Hà Nội) tăng trần 3 phiên gần đây, được giới đầu tư gọi vui là “ông vua sinh lãi sàn niêm yết”, khi có EPS đạt 12.800 đồng/CP và hiện đã vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm 2016. Tuy nhiên, giới đầu tư cho rằng thông tin đẩy giá HAT tăng trần còn do công ty mẹ Sabeco chuẩn bị niêm yết.



Kết thúc mô hình sóng tăng
Khả năng sụt giảm của chỉ số VN Index trong thời gian tới được nhìn thấy trên mô hình sóng Elliott.
Theo đó, sóng v (vòng tròn) có 5 sóng từ (i) đến (v) diễn ra theo dạng sóng chéo (Diagonal),
gần như đã hoàn tất. Nếu như VN Index phá vỡ đường xu hướng bên dưới của mô hình sóng chéo,
tín hiệu giảm điểm tiếp theo sẽ được hình thành. Vùng điểm 620 của sóng iv (vòng tròn) trở thành điểm hỗ trợ.


Kết thúc mô hình sóng tăng
Khả năng sụt giảm của chỉ số VN Index trong thời gian tới được nhìn thấy trên mô hình sóng Elliott.
Theo đó, sóng v (vòng tròn) có 5 sóng từ (i) đến (v) diễn ra theo dạng sóng chéo (Diagonal),
gần như đã hoàn tất. Nếu như VN Index phá vỡ đường xu hướng bên dưới của mô hình sóng chéo,
tín hiệu giảm điểm tiếp theo sẽ được hình thành. Vùng điểm 620 của sóng iv (vòng tròn) trở thành điểm hỗ trợ.

Lo ngại những vấn đề vĩ mô

Việc NĐT lựa chọn chốt lãi tại thời điểm công bố BCTC quý III khiến TTCK liên tục giảm điểm gần đây còn do những e ngại về các vấn đề kinh tế vĩ mô sắp xuất hiện trong thời gian tới.

Thứ nhất, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra thông tin cho phép thí điểm “cho ngân hàng phá sản”. Điều này khiến NĐT lo ngại thị trường tài chính sẽ gặp phải những cú sốc bất ngờ trong ngắn hạn. Cần nhớ, Luật Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chỉ giới hạn mức bồi thường cao nhất 50 triệu đồng. Giải pháp cho phép ngân hàng phá sản nhằm giảm áp lực cho Nhà nước khi vấn đề nợ xấu vẫn chưa có phương án giải quyết trong khi nợ công tăng cao (mức tăng nợ công đã gấp 3 lần mức tăng GDP).

Thứ hai, tỷ giá VNĐ/USD đang tăng mạnh trong 1 tháng gần đây. Tỷ giá trung tâm vào ngày 26-10-2016 là 22.030 đồng/USD, tăng khoảng 66 đồng so với đầu tháng 10. Việc tỷ giá tăng trong bối cảnh FED chuẩn bị cuộc họp FOMC, công bố lãi suất đồng USD vào ngày 1 và 2-11-2016, cho thấy giới đầu tư trong nước lo ngại với kịch bản đồng USD còn mạnh lên trên thị trường tiền tệ quốc tế. Cho dù hiện tại thị trường ít kỳ vọng FED tăng lãi suất vào tháng 11 mà chủ yếu tập trung cho tháng 12, nhưng đà tăng gần đây của chỉ số USD Index khiến NĐT lo ngại về khả năng rút vốn ở các thị trường mới nổi và cận biên như Việt Nam.

Thứ ba, nhóm CP dầu khí đang mất đi thông tin hỗ trợ bởi việc Iraq kiên quyết đứng ngoài thỏa thuận cắt giảm nguồn cung vừa công bố tháng 9-2016 của khối OPEC. Thực tế, thỏa thuận vẫn đang được tiến hành và công bố chi tiết vào tháng 11. Do đó, giá dầu đang sụt giảm vì NĐT lo ngại về tính chắc chắn của kế hoạch cắt giảm nguồn cung. Giá dầu giảm làm giá CP dầu khí trên TTCK Việt Nam như GAS, PVD, PVS... vốn có tỷ trọng vốn hóa cao, diễn biến tiêu cực.

Theo Trương Minh Huy

Sài Gòn đầu tư

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên