Chu kỳ đầu tư lớn lần thứ tư của Thaco
Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Thaco cho biết, đến nay, sau 15 năm đầu tư tại Chu Lai, Thaco có 32 công ty, nhà máy, 1 tổ hợp cơ khí, trường Cao đẳng nghề, hệ thống logictics với tổng vốn đầu tư trên 80.500 tỷ đồng và được chia thành 2 khu: Khu phức hợp cơ khí và ô tô Chu Lai - Trường Hải và Khu cảng và hậu cần cảng Chu Lai.
- 05-11-2018Công nghiệp phụ trợ muốn phát triển phải dựa vào ông lớn như Thaco?
- 28-03-2018Nhà máy lắp ráp xe Mazda lớn nhất Đông Nam Á của Thaco có gì đặc biệt?
- 04-03-2018Chủ tịch Thaco lý giải nguyên nhân thị trường Việt thiếu hụt xe hơi
Trong 15 năm qua, Thaco đã đóng góp vào ngân sách tỉnh Quảng Nam hơn 70.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 65 - 70% tổng thu ngân sách của tỉnh hàng năm, và tài trợ về an sinh và các công trình cây xanh, giao thông với số tiền 575 tỷ đồng. Có thể nói Chu Lai- Trường Hải là doanh nghiệp mẫu mực được quý mến và tự hào của tỉnh Quảng Nam.
Chủ tịch HĐQT Thaco khẳng định: Thaco đề ra chiến lược phát triển sau 2018 là trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành trong đó lấy cơ khí và ô tô là chủ lực. Đồng thời phát triển các ngành sản xuất kinh doanh khác như: Nông nghiệp, Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, Đô thị và KCN, Logistics và Thương mại - Dịch vụ,... Đồng nghĩa với việc Thaco tiếp tục bước vào “chu kỳ đầu tư lần thứ tư” với các dự án lớn và có tính động lực.
Cụ thể: Thaco đầu tư mở rộng khu phức hợp cơ khí ô tô thêm 126 ha và đổi tên thành Khu công nghiệp cơ khí và ô tô Thaco-Chu Lai có tổng diện tích 335 ha nhằm gia tăng tỷ lệ nội địa hóa cho xe du lịch đạt trên 40% hướng đến xuất khẩu; phát triển thêm cơ khí nông nghiệp, cơ khí xây dựng và cơ khí thiết bị công nghiệp. Đồng thời triển khai xây dựng ngay Trung tâm R&D tập trung có tổng diện tích 38.6 ha với tổng vốn 800 tỷ đồng với đầy đủ các phần mềm thiết kế, mô phỏng, tính toán động lực học và các máy móc thiết bị thử nghiệm cùng với đường thử lòng chảo và đầy đủ các loại đường địa hình dài 8 km... Đầu tư khu công nghiệp chuyên nông lâm nghiệp mà chủ lực là trái cây và đồ gỗ xuất khẩu có diện tích 451 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 13.800 tỷ đồng với các phân khu sản xuất vật tư nông nghiệp và phân khu tổng kho, chế biến sau thu hoạch phục vụ xuất khẩu.
Ngay trong năm 2019, sẽ triển khai xây dựng, đưa vào hoạt động các nhà máy sản xuất vật tư nông nghiệp công suất thiết kế trên 200.000 tấn/năm và tổng kho bảo quản để xuất khẩu trái cây tươi và các nhà máy sản xuất chế biến trái cây công suất thiết kế trên 120.000 tấn/năm với các sản phẩm cấp đông, sấy dẻo, nước cốt xuất khẩu với chi phí đầu tư khoảng 3.425 tỷ đồng nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị trái cây khép kín cho Hoàng Anh nông nghiệp Gia Lai tại vùng trồng ở Nam Lào, Tây Nguyên và là đầu ra ổn định cho nông dân ở vùng Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung. Đồng thời đầu tư bến cảng nước sâu chiều dài 350m có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000 tấn, tổng vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng ...
Tiền phong