Chủ quán photocopy từ chối tiền đền bù gần 6 tỷ đồng cho ngôi nhà cũ 102m2: Đấu tranh suốt 5 năm để nâng khoản bồi thường lên 10 lần nhưng thất bại
Gia chủ yêu cầu chủ đầu tư đền bù cho cô một BĐS có 3 phòng rộng 70m2. Đồng thời, nhà mới còn cần có mặt bằng kinh doanh 45m2 để cô tiếp tục mở cửa hàng photocopy.
- 20-05-2023Về già, anh em trong nhà "keo sơn" đến mấy cũng không được "phạm" 4 điều này kẻo "tan đàn xẻ nghé", từ ruột thịt thành kẻ thù
- 20-05-2023Mặc chê bai, tài sản của Mark Zuckerberg vẫn tăng 44 tỷ USD, nhiều hơn bất cứ tỷ phú nào trên thế giới
- 20-05-2023Vì sao giới trẻ muốn rời khỏi thành phố nhưng về quê cũng đối mặt không ít áp lực?
- 19-05-2023Xin nghỉ phép bị từ chối, cặp vợ chồng quyết định bỏ việc để nay đây mai đó trong ngôi nhà di động
Thông tấn xã Trung Quốc đưa tin ngày 7 tháng 11 năm 2011, tòa nhà gạch đỏ ba tầng trên công trường đường Nam Điền, quận Hải Châu, tỉnh Quảng Châu ở nước này đã chính thức bị phá dỡ. “Cuộc chiến” kéo dài 5 năm giữa gia đình Lý Tuyết Cúc và nhà phát triển bất động sản (BĐS) cuối cùng cũng kết thúc. Điều đó có nghĩa là “ngôi nhà cứng đầu nhất Hải Châu” cuối cùng cũng biến mất.
Trong suốt 5 năm đó, những ngôi nhà xung quanh đã lần lượt bị phá bỏ, chỉ duy nhất ngôi nhà 102m2 này vẫn tồn tại, bị bao quanh bởi những tòa nhà cao tầng. Tại công trường phá dỡ, máy xúc chạy ầm ầm, công nhân tất bật thu dọn đất đá. Cách đó không xa, Lý Tuyết Cúc và anh em trong gia đình đứng yên nhìn ngôi nhà cũ của mình một lúc lâu, vẻ mặt buồn bã.
Ở phía bên kia, giám đốc phụ trách công ty phát triển bất động sản có vẻ nhẹ nhõm và quay người rời đi.
Bám trụ suốt 5 năm vì khoản đền bù không thỏa đáng
Căn nhà nhỏ 3 tầng này là tổ ấm duy nhất của 7 anh chị em nhà họ Lý. Sau những năm 1980, một số anh chị lần lượt ra nước ngoài, chỉ còn Lý Tuyết Cúc ở lại chăm sóc cha mẹ già, anh trai bị bệnh tâm thần và một em gái đang sống thực vật. Cô quản lý một tiệm photocopy - công cụ kiếm tiền duy nhất giúp cô trang trải cuộc sống.
Vào tháng 2 năm 2006, Công ty TNHH Bất động sản Quảng Châu Trung Huệ đã giành được quyền phát triển và vận hành khu đất đường Nam Điền, quận Hải Châu - nơi có gia đình Lý Tuyết Cúc sinh sống, thông qua một cuộc đấu giá. Kể từ đó, cuộc chiến giữa người phụ nữ này và công ty bất động sản cũng chính thức bắt đầu.
Theo đó, Công ty TNHH Bất động sản Quảng Châu Trung Huệ đã thắng thầu khu đất của người dân với mức giá là 100 triệu NDT. Đồng thời, công ty đưa ra mức giá bồi thường cho các hộ dân là 3.000NDT/m2.
Tuy nhiên, mức giá này thấp hơn nhiều so với giá BĐS vào thời điểm đó nên hầu hết cư dân đều từ chối ký vào thỏa thuận. Ngôi nhà của Lý Tuyết Cúc được công ty BĐS bồi thường 550.000 NDT (khoảng 1,6 tỷ đồng) cùng với một ngôi nhà trị giá 1,2 triệu NDT. Tổng giá trị bồi thường gần 1,8 triệu NDT (tương đương 6 tỷ đồng)
Tuy nhiên, khoản bồi thường này là chưa đủ đối với gia chủ. Lý Tuyết Cúc yêu cầu chủ đầu tư đền bù cho cô một BĐS có 3 phòng rộng 70m2 đồng thời có mặt bằng kinh doanh 45m2 để cô có thể tiếp tục mở cửa hàng in ấn.
Công ty BĐS Trung Huệ cho rằng yêu cầu của gia chủ là không thể chấp nhận được: "Yêu cầu của Lý Tuyết Cúc quá cao. Chúng tôi tính toán rằng, nếu quy đổi yêu cầu này theo giá trị quy định trong quy định phá dỡ của tỉnh Quảng Châu thì mức chênh lệch lên đến 9 - 10 lần. Chúng tôi không đủ khả năng chi trả cho yêu cầu đó. Và điều đó là không công bằng với các hộ gia đình bị di dời khác.”
Bên cạnh đó, Cục Đất đai và Tài nguyên thành phố Quảng Châu Trung Quốc đã phán quyết rằng, khoản bồi thường chỉ có thể dựa trên "khu dân cư" và nhà phát triển chỉ hứa đền bù cho Lý Tuyết Cúc mặt bằng kinh doanh cùng 2 triệu NDT tiền bồi thường.
Về vấn đề này, Lý Tuyết Cúc giải thích với phóng viên: "Những người khác nghĩ rằng chúng tôi đang đòi nhiều tiền và cố tình làm khó nhà phát triển. Thế nhưng thực tế không phải như vậy. Chúng tôi không muốn nhiều tiền. Chúng tôi chỉ muốn được đền bù thỏa đáng vì ngôi nhà là tài sản duy nhất mà tổ tiên để lại."
Cô cho biết thủ tục giấy tờ cũng là một vấn đề lớn: "Chúng tôi không muốn trì hoãn lâu như vậy. Giấy chứng nhận nhà đất trước đây đứng tên mẹ tôi nhưng bà ấy đã mất năm 2005. Theo quy định, chúng tôi cần làm thủ tục thừa kế, nhưng phải mất hơn một năm để làm thủ tục đó và làm thêm thủ tục phá dỡ. Việc thẩm định và các thủ tục khác đã bị trì hoãn trong vài năm."
Rời đi trong hòa bình
5 năm là một quá trình đấu tranh lâu dài và khó khăn của gia đình Lý Tuyết Cúc. Họ bị xã hội phán xét và thậm chí còn bị đào kênh nhỏ trước cửa để chặn lối ra ngoài. Lý Tuyết Cúc cho biết: "Vấn đề lớn nhất là việc không tìm thấy tiếng nói chung với chủ đầu tư trong quá trình đàm phán. Lúc đầu, thái độ của chủ đầu tư không tốt”.
Tuy nhiên sau thời gian dài thương lượng, cuối cùng họ cũng sẵn sàng ngồi xuống và thảo luận với nhau một cách thân thiện. Sau 5 năm bế tắc, nhà phát triển đã quyết định thỏa hiệp. Bên cạnh đó, vì quá mệt mỏi và áp lực, gia đình Lý Tuyết Cúc cũng chịu nhượng bộ.
Theo đó, chủ đầu tư đã bồi thường cho gia đình họ Lý một khoản tiền hợp lý cùng ngôi nhà tái định cư rộng 131m2 cách ngôi nhà cũ khoảng 200m. Đồng thời giúp Lý Tuyết Cúc tìm cửa hàng.
Giám đốc công ty BĐS Trung Huệ cho biết sau 5 năm trì hoãn, cả hai bên đều cảm thấy rất mệt mỏi và chịu áp lực lớn. Nếu các hộ dân bị giải tỏa không di chuyển thì giai đoạn 2 của dự án không thể khởi công, thiệt hại về kinh tế là rất lớn.
(Nguồn & Ảnh: Sohu, Sina)
Nhịp sống thị trường