Chủ quyết không “bán” khách sạn 20.000m2 dù được đền bù hơn 413 tỷ đồng: Đấu tranh để tăng giá lên gấp 2 nhưng thất bại
Vì số tiền bồi thường chưa đủ để thỏa mãn chủ sở hữu nên một khách sạn 5 sao ở Trung Quốc bị bỏ hoang một cách đáng tiếc.
- 13-01-2024Những thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella cao, càng gần Tết càng cần thận trọng khi tiêu thụ
- 12-01-2024Nam ca sĩ boy band đời đầu giờ đã là "ông bố 5 con", đứng sau hàng loạt hit đình đám, U45 trở lại sân khấu vẫn nhảy cực "sung"
- 11-01-2024Vay tiền mua nhà, cặp vợ chồng bị cảnh sát điều tra, căn hộ 160m2 cũng bị niêm phong
Trên hồ Hồng Thành thuộc quận Quỳnh Sơn, thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, từng có một khách sạn 5 sao nổi tiếng. Sau nhiều đời chủ, cuối cùng, nó bị bỏ hoang và nằm biệt lập giữa hồ vì nhiều lý do.
Lai lịch của “ngôi nhà” 20.000m2
Thực chất, tòa nhà bị bỏ hoang này vốn từng là một khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao sang trọng nằm trên mặt hồ nhân tạo. Theo Sohu, hồ Hồng Thành được chính quyền Trung Quốc đầu tư vào những năm 1960 nhằm thay đổi diện mạo thành phố và cải thiện môi trường sinh thái. Vì nhiều lý do khác nhau, phải đến những năm 1990 thì hồ mới được hoàn thiện.
Theo kế hoạch ban đầu, chính phủ Trung Quốc “xây” một “hòn đảo” ở giữa hồ và muốn biến nó thành công viên nước trong tương lai. Điều này sẽ giúp phát triển kinh tế du lịch địa phương và thu hút khách du lịch đến tham quan. Khi ngành du lịch Hải Nam Trung Quốc đang bùng nổ vào thời điểm đó, khu đất quý giữa hồ này trở thành điểm nóng đối với nhiều nhà đầu tư. Các bên đã cố gắng tranh giành để có thể giành được vị trí đầy tiềm năng này vào tay mình. Cuối cùng, một doanh nhân bí ẩn đã thuê đất từ chính phủ với giá 4,5 triệu NDT (hơn 17 tỷ đồng) trong 5 năm.
Sau đó, doanh nhân này đã xây dựng “hòn đảo” này thành một khách sạn tráng lệ với hy vọng thu hút được lượng khách ổn định. Không ngờ, khi đi vào hoạt động, khách sạn này lại không thịnh vượng như mong muốn. Vì thế khi hợp đồng 5 năm hết hạn, chính phủ đã thu hồi đất.
Năm 2002, chính phủ tổ chức đấu thầu khu đất này. Người trúng thầu là một công ty tên là Qianxi Industrial. Chủ sở hữu của công ty này họ Lý, cùng là người Hải Nam. Ông đã mua lại quyền sở hữu hòn đảo này từ chính phủ với giá 15 triệu NDT (hơn 51 tỷ đồng). Trong đó, số tiền họ bỏ ra là 5 triệu NDT, số còn lại, công ty này đã vay nặng lãi bên ngoài vì muốn “chốt đơn” sớm.
Dẫu vậy, thương vụ này thực chất lại khiến ông chỉ Lý phải đối mặt với rất nhiều rủi ro kinh doanh. Trong đó có việc tiền đến nhanh thì lãi suất cũng cao chót vót.
Khi khu đất đẹp đã về tay, ông chủ Lý bắt tay vào cải tạo và đưa nó vào hoạt động trở lại. Sau đó, việc kinh doanh có hiệu quả nên người này đã nhiều lần nộp đơn lên chính phủ để xin mở rộng diện tích nhưng không nhận được chấp thuận. Thu lãi chưa được bao lâu thì cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 ập tới khiến các hoạt động kinh doanh khác của Qianxi Industrial bị ảnh hưởng và chuỗi vốn bị đứt. Kết quả là tập đoàn này rơi vào khủng hoảng, không có khả năng chi trả các khoản nợ đã vay trước đó.
Cũng trong năm này, công ty cho vay nặng lãi đã kiện Qianxi Industrial ra tòa Trung Quốc. Tòa án đã ra phán quyết quyền sử dụng đất và quyền sở hữu khách sạn giữa hồ thuộc về công ty cho vay nặng lãi.
Khách sạn 5 sao bị bỏ hoang vì khoản đền bù
Đón chủ nhân mới, khách sạn này được mở rộng từ 6.500m2 ban đầu trở thành 20.000m2 dưới sự chấp thuận của chính phủ Trung Quốc. Từ đó, nó cũng trở thành khách sạn 5 sao nổi tiếng trong vùng. Dẫu vậy qua thời gian, hoạt động kinh doanh của khách sạn này bắt đầu ảm đạm khi những khu du lịch ở các nơi khác nở rộ.
Đối mặt với chi phí hoạt động cao, công ty cho vay nặng lãi không còn hứng thú với dự án này. Dần dần, khách sạn bị bỏ hoang dù từng là “hố vàng lộ thiên” khiến nhiều người phải tranh giành. Cho đến năm 2019, công tác thu hồi đất, tái định cư được Chính phủ Trung Quốc thực hiện với hy vọng dùng số tiền bồi thường cao ngất ngưởng 120 triệu NDT (hơn 413 tỷ đồng) để thu hồi quyền sử dụng đất của hòn đảo giữa hồ và biến nơi đây thành công viên nước.
Mức giá cao ngất trời mà chính phủ đưa ra có thể nói là một cơ hội rất tốt để kiếm bộn tiền. Tuy nhiên, công ty cho vay nặng lãi lại chưa hài lòng với mức bồi thường đó và đưa ra yêu cầu đền bù 260 triệu NDT (gần 900 tỷ đồng). Cái giá này rõ ràng là vượt quá ngân sách của Chính phủ.
Hai bên nhiều lần tiến hành đàm phán nhưng không tìm thấy tiếng nói chung nên cho đến nay, khu đất này vẫn bị bỏ hoang và nằm yên trên hồ Hồng Thành. Vì con đường dẫn vào hòn đảo giữa hồ đã xuống cấp nên việc du chuyển vào bên trong khách sạn cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Vì sự an toàn của người dân, Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa lối đi duy nhất vào hòn đảo này.
(Theo 163.com)
Nhịp sống thị trường