Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: Chuyện có người yêu/ghét là không tránh khỏi, tôi nghĩ yêu là chính, còn ghét chẳng qua họ chưa gặp tôi thôi!
Ông Quyết còn bày tỏ mong muốn công chúng, dư luận hãy tôn trọng doanh nhân. Với ông chủ FLC, doanh nhân luôn làm những gì mình đau đáu, tâm huyết.
- 03-12-2021Ông Trịnh Văn Quyết có bao nhiêu tiền khi nghĩ đến chuyện mua một đội bóng ở Ngoại Hạng Anh?
- 03-12-2021Ông Trịnh Văn Quyết có thể đạt được giấc mơ mua đội bóng Ngoại hạng Anh bằng cách nào?
- 01-12-2021Ông Trịnh Văn Quyết: Chúng tôi muốn mua lại một đội bóng Ngoại Hạng Anh
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Tuổi trẻ vào tháng 10/2021, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC đã trải lòng về những tranh luận trái chiều về mình trên thị trường chứng khoán, bất động sản và hàng không.
Trước nhiều ý kiến lăn tăn về tính minh bạch, nguồn vốn đầu tư để xây dựng các dự án khách sạn quy mô lớn hay đầu tư vào hãng hàng không Bamboo Airways, vị doanh nhân khẳng định: “Tại các công ty niêm yết đại chúng như FLC thì các khoản vốn đầu tư đều phải minh bạch. Bất cứ một khoản đầu tư nào cũng phải được công bố công khai, minh bạch trong báo cáo tài chính cho hàng triệu cổ đông biết. Tất cả các khoản đầu tư của FLC bởi vậy đều công khai, minh bạch. Nguồn vốn đầu tư các dự án là của FLC tích lũy trong 20 năm qua, tiền của nhà đầu tư, của hàng triệu cổ đông, và vay vốn chủ yếu từ các định chế tài chính trong nước.
FLC cũng không có bất cứ khoản nợ lớn nào liên quan tới các tổ chức tài chính nước ngoài. Còn với Bamboo Airways là các khoản thuê mua máy bay theo hợp đồng".
Trong khi đó, bản thân ông Quyết cũng đã là tâm điểm của nhiều cuộc tranh cãi trong nhiều năm qua. Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC nhìn nhận: "Chuyện yêu, ghét thì không tránh khỏi, người quý, người không quý là chuyện bình thường. Đúng là tôi có được nhiều người biết, được công chúng khá quan tâm. Nhưng tôi nghĩ yêu là chính, còn ghét chẳng qua họ chưa gặp tôi thôi. Trong suy nghĩ và hành động tôi đều mong muốn những gì tốt nhất cho xã hội, cho đất nước, thì không có lý do gì để ghét".
Nói về hành trình làm giàu, vị doanh nhân quê Vĩnh Phúc khẳng định mình không phải người làm giàu nhanh nhất. FLC 20 năm qua mọi thứ đi đúng tuần tự, không phải trúng xổ số nên giàu nhanh, mà phải lao động mới có ngày hôm nay. Quy mô nhân sự tăng dần, từ một lao động, tháng sau có 3 lao động, rồi năm sau có 100, 1.000 lao động, rồi 10.000 lao động.
"Để có được điều kiện tiền bạc thì doanh nhân phải trải qua lam lũ, khổ cực. Doanh nhân cũng đi từ lao động chân tay, tôi cũng lao động chân tay từ bé, lớp 8 đã phải làm việc để kiếm tiền, lớn lên phải học hành để có trí tuệ, theo kịp thời cuộc. Tức là rất vất vả để có được điều kiện về kinh tế, để mọi người gọi là người giàu.
Năm nay 47 tuổi, tôi đã buôn bán hơn 30 năm, mọi thứ cũng rất tuần tự đi lên, đương nhiên kinh doanh phải có sự may mắn, hợp thời cuộc. Và tôi chưa gặp "sóng gió" nào làm cho mất hết tiền bạc, mọi thứ vẫn hanh thông, bài bản".
Ngoài gia, ông Quyết còn bày tỏ mong muốn công chúng, dư luận hãy tôn trọng doanh nhân. Với ông chủ FLC, doanh nhân luôn làm những gì mình đau đáu, tâm huyết. Làm đến cùng, có khó khăn cũng phải cố gắng tối đa nhất, say sưa nhất, không được thì phải chịu.
"Có những người vẫn giữ tâm lí không thích người giàu, nhưng một xã hội mà không thích người giàu là sẽ không bao giờ giàu được. Xã hội không cổ vũ người giàu thì làm gì có ai thích lao động nữa. Tôi mong mọi người tôn trọng doanh nhân".
Năm 2021 vừa qua, trong bối cảnh thị trườn chứng khoán diễn biến sôi động, thu hút hàng triệu nhà đầu tư mới thì giá cổ phiếu của Tập đoàn FLC như FLC, ROS cũng biến động mạnh, thậm chí nhiều lần "tím ngắt" khiến nhà đầu tư hưng phấn. Riêng mã FLC, tính trong vòng 1 năm, giá đã tăng tới 350%, trong khi VN-Index 1 năm qua chỉ tăng khoảng 27%
Đến những ngày đầu năm 2022, cổ phiếu FLC ghi nhận những phiên tăng liên tiếp và có lúc lên tới giá trần 24.100 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, đến cuối phiên giao dịch ngày 10/1, chỉ trong 1 tiếng giao dịch cuối phiên chiều, nhà đầu tư bất ngờ ồ ạt bán tháo FLC, đẩy giá về sàn 21.000 đồng/cổ phiếu. Tổng khối lượng giao dịch của FLC ngày hôm đó lên tới 135 triệu đơn vị.
Cũng trong ngày 10/1, website của Tập đoàn FLC đăng tải thông tin Chủ tịch Trịnh Văn Quyết đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu của FLC trong thời gian từ ngày 10/1 đến ngày 17/1. Nếu giao dịch thành công, lượng cổ phiếu mà ông Quyết nắm giữ sẽ giảm từ 215,4 triệu đơn vị xuống còn 40,4 triệu đơn vị. Tỷ lệ sở hữu của ông Quyết tại FLC giảm từ 30,34% xuống chỉ còn 5,7%.
Cổ phiếu FLC đảo chiều giảm mạnh trong phiên 10/1 với thanh khoản lớn kỷ lục (Ảnh: Hà My)
Trong khi thông báo của FLC được đăng tải ngày 5/1 thì đến nay website của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM vẫn chưa có thông tin giao dịch này của ông Trịnh Văn Quyết. Trên các phương tiện thông tin đại chúng từ ngày 5/1 tới nay cũng không ghi nhận thông tin ông Quyết đăng ký giao dịch cổ phiếu.
Doanh nghiệp và tiếp thị