MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: “Giờ không phải là lúc cá lớn nuốt cá bé, mà ai nhanh thì sẽ thắng trong cuộc đua này”

07-03-2020 - 11:52 AM | Doanh nghiệp

Chủ tịch Tập đoàn FPT nhận định rằng chỉ trong 10-15 năm nữa thì trật tự thế giới sẽ được lập lại. Với tốc độ phát triển nhanh như vũ bão của chuyển đổi số, nếu công ty nào không kịp thích ứng sẽ phải sớm dừng cuộc chơi.

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT nhận định rằng chỉ trong 10-15 năm nữa thì trật tự thế giới sẽ được lập lại. Với tốc độ phát triển nhanh như vũ bão của chuyển đổi số, nếu công ty nào không kịp thích ứng sẽ phải sớm dừng cuộc chơi.

Tham dự buổi Tọa đàm: "Mô hình O2O - Nền tảng kinh doanh từ offline đến online" do Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) tổ chức vào chiều 5/3, Chủ tịch FPT Trương Gia Đình đã đưa ra những nhận định và lời khuyên cho các doanh nghiệp Việt trong thời điểm cả thế giới đang bước vào cuộc đua chuyển đổi số.

"Thế giới đang sống trong một giai đoạn hết sức quan trọng, gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tôi từng được một vị giáo sư - là chủ tịch của Diễn đàn kinh tế Thế Giới giao cho 1 tập tài liệu bảo mật. Ngay sau đó cũng tại Diễn đàn kinh tế thế giới, vị giáo sư này đã trình bày quan điểm của mình là nhân loại đang bước vào một cuộc cách mạng mới, một cuộc thay đổi nhanh chóng.

Tại sao gọi đó là cuộc cách mạng, vì mọi người đang thấy diễn biến công nghệ có một cuộc thay đổi quan trọng, đó là trí tuệ nhân tạo. Và trí tuệ nhân tạo đang thay thế nhiều chức năng mà con người bấy lâu nay vẫn làm. Người ta tin rằng thế giới thực sẽ sinh ra thế giới ảo, thế giới ảo sinh ra thế giới thực. Mỗi một nhà lãnh đạo sẽ là nhà lãnh đạo số, mọi ngân sách chi tiêu là ngân sách số, mọi tổ chức sẽ là tổ chức số. Mỗi một công dân sẽ trở thành doanh nghiệp số. Chúng ta, con người sẽ thay đổi toàn diện từ cách thức làm việc và cách thức mà chúng ta sống", ông Bình nói.

Theo vị Chủ tịch FPT, xu hướng sắp tới của giới kinh doanh là tạo ra những Showroom ảo. Showroom ảo có thể còn tiện lợi hơn cả showroom thật. Khách hàng có thể chỉ cần ngồi một chỗ và xem không gian 3 chiều tại showroom, nhấc vật này lên hay đặt vật kia xuống. Họ có thể tự trang trí ngôi nhà của họ trên Showroom ảo dựa vào các vật phẩm nội thất ở cửa hàng, và sau đó yêu cầu cửa hàng lắp đặt đúng như vậy. Những thiết kế 3D sẽ dần thay thế các thiết kế cũ.

"Tôi lấy ví dụ Adidas họ đang chuyển đổi nhanh đến mức ở quy mô hàng trăm đôi giày được cấp trong vòng 7 ngày. Hoặc sự thay đổi có thể tiện lợi đến mức khi bạn muốn mua một chai nước giải khát có phiên bản dành riêng cho bạn, bạn yêu cầu có những thành phần Vitamin gì, màu sắc hương vị ra sao thì chỉ cần ấn nút là dây chuyền sẽ tự động sản xuất ra một chai nước đúng với nhu cầu của bạn. Công nghệ có thể tạo ra những dây chuyền sản xuất có thể cá nhân hóa từng món hàng một cách nhanh chóng.

Những thay đổi như vậy xảy ra như vũ bảo, mọi người đều biết là như vậy. Tuy nhiên, để thực sự hiểu chuyển đổi số như thế nào thì rất tiếc là hiện tại con người Việt Nam vẫn đang hoang mang.

Tôi có kinh nghiệm từng làm việc với các Tập đoàn hàng đầu thế giới. Trong số 100 khách hàng lớn nhất thuộc Top 500 doanh nghiệp đứng đầu thế giới, chúng tôi thường nói chuyện về tương lai, đặt những câu hỏi thông minh, kỳ thú. Tôi cũng từng hỏii vị Giám đốc chuyển đổi số của Tập đoàn Emart rằng anh chọn trí tuệ nhân tạo của Facebook hay Microsoft hay anh nghĩ thế nào nếu trong một họp HĐQT mà có các máy móc tham dự?

Câu chuyện đi xa là mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ phải kết hợp với máy móc. Tôi lấy ví dụ, Bank of America là hệ thống ngân hàng đứng thứ 4 tại nước Mỹ nhưng lợi nhuận của họ có thể bằng 3 ngân hàng cộng lại. Cách thức của họ là theo sát mọi diễn biến cuộc sống của khách hàng từ đầu đến cuối, thay người tiêu dùng tính toán tài chính cho khách của mình. Họ biết khi nào khách hàng thăng chức thì lập tức giới thiệu xe mới cho người đó. Họ biết khi nào khách hàng kết hôn hay sinh con thì giới thiệu ngay dòng xe đẩy cho trẻ con. Nghĩa là cách tiếp cận của họ là đến từng người", ông Trương Gia Bình chia sẻ.

Chủ tịch FPT cũng dẫn chứng một người đàn ông đi chợ bỗng dưng Worldmap hỏi anh ta rằng có mua bỉm không vì con gái ông ta đang có bầu. Ông ta nghĩ thầm "con gái chưa lập gia đình mà có bầu ư, đó là sự sỉ nhục gia đình tôi và tôi sẽ kiện". Tuy nhiên khi ông này hỏi thì con gái thì cô ấy thừa nhận có bầu thật. Thế giới kinh doanh đã đi đến độ hiểu biết sâu sắc khách hàng của mình.

Hay chuyện một người đi máy bay, trước khi lên máy bay anh ta nhắn với bạn gái rằng "Tôi thèm ăn Hamburger". Và thế là khi anh ta xuống may bay lập tức có người đến chào mời Hamburger. Hoặc ví dụ khác, một người đàn ông có xe ô tô để ở hầm xe và lập tức có xe khác đi ngang làm gãy kính xe. Chiếc xe lập tức báo cho bảo hiểm, bảo hiểm lập tức kết nối trạm sửa chữa. Trong phòng họp, người đàn ông nhận được tin nhắn hỏi rằng có đồng ý mức giá đó không. Khi ông ta nhấn Đồng ý thì khi họp xong đi xuống hầm thì xe đã trở về tràn thái như cũ. Nghĩa là mọi giấy tờ sẽ được thực hiện qua online, mọi hoạt động diễn ra nhanh chóng qua vài lần nhấn nút.

Người ta nói đến những tổ chức có thể phản ứng như người, đó là tổ chức "không giấy". Ứng dụng không giấy tiết kiệm biết rất nhiều thời gian và công sức. Hay Tổ chức không chạm, con người không cần phải chạm vào mà máy móc tự động chạm, có những tác nghiệp với chi phí gần bằng không.

"Tóm lại thế giới này đang chuyển động nhanh đến mức như vậy đấy. Tôi ví dụ trong ngành chế biến, kinh doanh mặt hàng gỗ thì các công ty nên suy xét đến việc tạo ra những ứng dụng công nghệ số để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, tăng sự hài lòng cho khách hàng thì mới tạo ra được sự cạnh tranh vượt trội so với đối thủ. Trong công nghệ số, không phải công ty to có thể thắng công ty nhỏ mà ai nhanh hơn thì người đó thắng thế. Công ty nhỏ mà hạnh động nhanh sẽ thắng công ty lớn mà chậm chạp. Thế giới này đang đặt chúng ta vào một ví thế đó hoặc chuyển đổi, hoặc chấp nhận tiêu vong.

Vấn đề chỉ là thời gian, lúc nào xảy ra và quy mô như thế nào mà thôi. Tuy nhiên, tôi nhận định chỉ trong vòng 10-15 nữa thì trật tự mới sẽ được thiết lập, với tốc độ mà tôi quan sát. Ví dụ, FPT trước khi chi làm phần mêm nhưng giờ 1/3 doanh số của chúng tôi đến từ việc chuyển đổi số. Ngân sách chuyển đổi số đã vượt trội so với ngân sách Công nghệ thông tin (CNTT). Riêng trong chuyển đổi số thế giới, đến năm 2022 thị trường này sẽ gấp đôi hiện nay. Hiện nay 1.200 tỷ đô la Mỹ, 3 năm tới sẽ vượt trên 2.000 tỷ đô, mức tăng trưởng trên 20% toàn thế giới", ông Bình nhận định.

Tường Vy

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên