Chủ tịch Huawei: ‘Luôn có một con đường phía trước’
Hơn 2 năm sau khi nhận đòn "cấm vận" của Mỹ, Huawei đang thể hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ.
- 05-01-2022Huawei liệu có tìm thấy 'chân trời mới' với mảng ô tô?
- 26-11-2021Huawei đăng bài giảm giá sản phẩm 100% tại Mỹ ngày Black Friday, hàng nghìn người hùa vào like mới chợt nhận ra có gì đó… sai sai
- 17-10-2021Huawei là nhà tuyển dụng số một Trung Quốc, top 10 thế giới
Theo công bố mới đây của Brand Finance, giá trị thương hiệu của Huawei đã cán mốc 71 tỷ USD, trở thành 1 trong 10 thương hiệu giá trị nhất hành tinh.
Để có được thành quà này, tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới này đã phải trải qua một quãng đường chẳng mấy bằng phẳng, như người sáng lập Huawei - ông Nhậm Chính Phi từng nói: "Đường sống duy nhất của công ty là tập trung vào phát triển sức mạnh bản thân".
Ông Nhậm Chính Phi – Nhà sáng lập Huawei
Từ ông lớn viễn thông tới tập đoàn công nghệ đa ngành hàng đầu
Trước thời điểm năm 2019, bên cạnh là một nhà sản xuất thiết bị viễn thông số 1 thế giới, Huawei còn được nhiều người tiêu dùng biết tới với thương hiệu smartphone đủ sức cạnh tranh với Apple, Samsung.
Trong giai đoạn đỉnh cao, công ty đã bán ra được 200 triệu chiếc smartphone trên toàn cầu. Thành công trong lĩnh vực kinh doanh này cũng là tiền đề để Huawei tiến vào các mảng khác như sản xuất chip, phần mềm,..
Vậy nhưng, vào giữa năm 2019, Huawei rơi vào khó khăn khi bị Mỹ đơn phương cấm vận, cắt đứt nguồn tiếp cận về chip, một số công nghệ và các đối tác của tập đoàn ở phía bên kia bờ Thái Bình Dương.
Quyết định này được xem là "án tử" với một doanh nghiệp toàn cầu với hàng loạt những mối liên hệ chặt chẽ cùng hàng loạt đối tác. Huawei cũng thể hiện những sự chông chênh.
Những người quan tâm đến Huawei thời điểm ấy đã đặt ra những câu hỏi như: Huawei sẽ làm gì để bù đắp doanh thu từ mảng điện thoại thông minh? Huawei sẽ tập trung mũi tiến công vào ngành nào, thị trường nào?
Chia sẻ về điều này, ông Eric Xu – Chủ tịch luân phiên của Huawei cho biết: "Hy vọng lớn nhất của Huawei trong 5 đến 10 năm tới là tồn tại. Do đó, mở rộng sang một số lĩnh vực nhất định, giảm quy mô một số lĩnh vực hoặc thậm chí là bán một số đơn vị nhất định là những quyết định của chúng tôi sẽ thực hiện để đảm bảo sự tồn tại của mình. Và tất nhiên, các bộ phận kinh doanh của mình sẽ không phụ thuộc vào chuỗi cung ứng chip". Nhưng không chỉ tồn tại, Huawei đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ dựa trên những nghiên cứu và sự chuẩn bị của mình trong nhiều năm qua.
Ông Eric Xu – Chủ tịch luân phiên của Huawei
Lãnh đạo Huawei tin rằng ngành công nghiệp ô tô đang trải qua những thay đổi to lớn và công ty sẵn sàng rót tiền vào lĩnh vực này để đầu tư lâu dài, không đặt ra yêu cầu lợi nhuận trong ngắn hạn.
Nghiên cứu của Huawei vào ngành công nghiệp ô tô bắt đầu từ năm 2012. Chưa đầy một năm kể từ thời điểm bị cấm vận, Huawei giới thiệu nền tảng Giải pháp ô tô thông minh đặt tên là Huawei HI. Đây là nền tảng kiến trúc kỹ thuật số hoàn toàn mới cho các phương tiện thông minh, với 5 giải pháp thông minh gồm: lái xe thông minh, buồng lái thông minh, mPower, kết nối thông minh, đám mây xe thông minh và hơn 30 linh kiện thông minh khác.
"Giống như sự chuyển đổi từ điện thoại phổ thông sang điện thoại thông minh trong ngành điện thoại di động. Huawei sẽ mang công nghệ kỹ thuật số lên mọi chiếc ô tô", phát ngôn viên của Huawei nói với tờ South China Morning Post.
Ngoài ra, công ty này vẫn duy trì hoạt động cung cấp các giải pháp hạ tầng ICT, tập trung tìm kiếm giải pháp để tiết kiệm năng lượng, giảm lượng khí thải carbon theo xu hướng chung của toàn cầu. Vào tháng 6/2021, Huawei thành lập công ty Huawei Digital Power Technologies Co.,Ltd, đẩy mạnh nỗ lực trong việc kết hợp công nghệ số và thiết bị điện tử công suất.
Giải pháp Digital Power của Huawei.
Cung cấp giải pháp ICT cho lĩnh vực năng lượng cũng được Huawei xác định là ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới. Tuy nhiên, ông Eric Xu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, khẳng định: "Sử dụng đổi mới sáng tạo công nghệ giúp các lĩnh vực khác nhau giảm lượng khí thải carbon không phải là một chiến lược mới mà đó là điều mà chúng tôi đã thực hiện trong nhiều năm".
Nhờ những chuyển dịch gần như tức thì trong các mảng kinh doanh còn nhiều cơ hội và tiềm năng như: kinh doanh đám mây - Cloud BU, Kinh doanh Giải pháp Ô tô Thông minh, 5G… Cuối năm 2021, Huawei đã cán mốc doanh thu gần 100 tỷ USD. Và việc lọt top 10 thương hiệu giá trị toàn cầu là quả ngọt cho những nỗ lực chuyển mình nói trên.
Giờ đây, nhìn lại việc bị đưa vào Danh sách đen về thương mại năm 2019 của Hoa Kỳ, chủ tịch Huawei nói rằng việc đó đã không còn quá quan trọng. Ông cũng chia sẻ về con đường duy nhất để Huawei tiến về phía trước là tập trung phục vụ khách hàng tốt hơn, lên kế hoạch cho những chuẩn bị trong tương lai và làm tốt phần việc của mình để cung cấp các yếu tố cần thiết cho sự phát triển.
"Chúng tôi đã quen với chúng vào thời điểm này, bất kể sẽ thêm vào hay một số sẽ bị loại bỏ. Tôi đã nói nhiều lần rằng chúng tôi tại Huawei đã quen với việc sống và làm việc theo Danh sách pháp nhân Hoa Kỳ. Tôi tin rằng đó là một trải nghiệm độc đáo cho mọi nhân viên Huawei khi sống và làm việc theo Danh sách thực thể đó. Có một câu nói cổ của Trung Quốc: Luôn luôn có một con đường phía trước", ông Eric Xu - chia sẻ như thế khi nhìn lại chặng đường hai năm qua.
Sức mạnh lớn nhất là nội lực của bản thân
Trước nhiều cơn sóng khó khăn từ thị trường và ảnh hưởng của dịch bệnh toàn cầu, mục tiêu chiến lược của Huawei là tồn tại và tồn tại tốt hơn. Đối mặt với cùng một thực tế, có khả năng các công ty sẽ đưa ra những lựa chọn khác nhau. Nhiều người sẽ chọn thu nhỏ doanh nghiệp, cắt giảm lực lượng lao động và lặp lại quá trình này. Nhưng Huawei chọn điều ngược lại. Ở Huawei có một văn hóa doanh nghiệp kỳ lạ được gọi là "văn hóa sói" - sức mạnh vô hình giúp bất kỳ một nhân viên nào cũng có thể vượt qua khó khăn, cùng nhau phấn đấu vì mục tiêu chung.
Nhân viên Huawei ra về sau giờ làm. Ảnh: Getty Images.
Nhà sáng lập Nhậm Chính Phi từng nói ông tôn sùng và đặc biệt đánh giá cao tinh thần đoàn kết, phấn đấu tập thể, không ngừng vươn lên vì tương lai cả bầy của loài sói. Điều này được thể hiện rõ khi đứng trong giai đoạn "tìm kiếm sự sống còn", Huawei chọn làm điều ngược lại, đẩy mạnh đầu tư nguồn lực vào nhân tài và R&D trong khi các doanh nghiệp khác sẽ có xu hướng lựa chọn cắt giảm lực lượng lao động.
Lãnh đạo Huawei đề cao các chương trình phát triển và trọng dụng nhân tài. Từ năm 2008, Huawei bắt đầu triển khai các chương trình phát triển tài năng, thông qua học bổng, các cuộc thi công nghệ và đào tạo kỹ năng số và đã đầu tư hơn 150 triệu USD cho các chương trình này.
"Chúng ta phải truyền năng lượng mới vào lực lượng lao động. Thế hệ nhân viên tài năng sẽ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Họ phát triển bằng cách kế thừa những kiến thức và kinh nghiệm của người đi trước", ông Nhậm cho hay.
Bên trong nhà máy Huawei. Ảnh: Getty Images
Về nghiên cứu và phát triển (R&D), hàng năm, Huawei chi hơn 10% doanh thu, tương đương 15 đến 20 tỷ USD để tái đầu tư cho R&D. Huawei đang đứng ở vị trí thứ hai trên Bảng đánh giá mức độ Đầu tư cho Nghiên cứu và Phát triển Công nghiệp năm 2021 của EU. "Chúng tôi đang đầu tư nhiều hơn nữa vào việc tối ưu hóa kiến trúc hệ thống và tăng gấp đôi hiệu suất phần mềm. Bằng cách vượt qua những thách thức về kỹ thuật và công nghệ, chúng tôi hy vọng sẽ xây dựng một chuỗi cung ứng có hiệu suất cao và đáng tin cậy", ông Guo Ping - Chủ tịch luân phiên của Huawei chia sẻ.
Bản lĩnh của Huawei chính là nội lực, từ con người và giá trị của sáng tạo. Điều này góp phần không nhỏ giúp công ty này đang thể hiện sự vững vàng trong cơn bão, tăng trưởng thần tốc để góp mặt trong top 10 thương hiệu giá trị nhất hành tinh.