Chủ tịch Thế giới Di động: "Nếu không có gì mới, không có gì hay thì dù đang ở vị trí số 1, chúng tôi sẽ bị lật"
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, Chủ tịch Thế giới Di động Nguyễn Đức Tài hay Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công Đặng Văn Thành đều có những phát ngôn ấn tượng trong 3 phiên thảo luận tại Diễn đàn Kinh doanh (Forbes) 2016 với chủ đề "Vượt qua thử thách".
- 09-09-2016Chân dung tỷ phú bí ẩn vừa được Forbes cho là đã soán ngôi giàu nhất hành tinh của Bill Gates
- 09-09-2016Forbes: Việt Nam sẵn sàng trở thành con hổ kinh tế của châu Á
- 31-08-2016Tạp chí danh tiếng Forbes hết lời ca ngợi ứng dụng học tiếng Anh của cô gái người Việt
- 29-08-2016Vinamilk lọt vào danh sách 50 công ty niêm yết hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương của Forbes
- 18-08-2016Forbes: Việt Nam đầu tư quá ít vào du lịch
Tại phiên thảo luận với chủ đề Vượt qua thách thức, ông Trần Quốc Khánh nhấn mạnh vai trò nhu cầu trong nước trong tăng trưởng của Việt Nam khi các báo cáo cho thấy tốc độ tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2016 chỉ đạt 5,96%, thấp hơn nhiều so với các năm trước. Theo các chuyên gia, tốc độ tăng trưởng thấp vì Việt Nam chịu những cú sốc lớn như xuất khẩu giảm và hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Tập đoàn đầu tư UNI, đề cập tới những chính sách về kinh tế mà chính phủ đưa ra nhưng đặt dấu hỏi lớn về hành động của chính phủ và lo lắng về những tiến bộ đạt được chưa thể xoay chuyển tình hình ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Ông Dominic Sriven, Chủ tịch công ty Quản lý quỹ Dragon Capital, nhận định về thị trường vốn ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu xét về tổng thể, Việt Nam vẫn là một thị trường thu hút và các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm về cách thức để đầu tư vào Việt Nam vì thị trường vẫn chưa thực sự là thị trường. Việt Nam cần tranh thủ để không lỡ mất cơ hội huy động vốn.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đề cập tới TPP trong bối cảnh Hiệp định này đang gặp khó khăn tại Quốc hội Mỹ. Trước đó, Thứ trưởng Khánh nhấn mạnh các điều khoản mà TPP quy định hoàn toàn phù hợp với chương trình cải cách của Việt Nam, đã được xem xét cẩn thận trước khi tham gia lộ trình đàm phán. Tham gia TPP là lời cam kết của Việt Nam với thế giới, hiện thực hoá các chủ trương của nhà nước.
Bà Cao Thị Ngọc Dung nói về cách thức mà PNJ sử dụng để vượt qua khó khăn và thách thức trong giai đoạn hội nhập. Ngoài ra, bà Dung cũng nhấn mạnh vào việc xây dựng các giá trị cốt lõi cũng như sứ mệnh và tầm nhìn, điều cả lãnh đạo và nhân viên của PNJ đều thấm nhuần. Đó là cách xây dựng thương hiệu hiệu quả mà PNJ đã và đang thực hiện.
Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch tập đoàn Thành Thành Công, nhấn mạnh khi đề cập tới những yếu tố giúp ông vượt qua thách thức. Theo cựu lãnh đạo ngân hàng Sacombank, ông luôn đặt cho mình mục tiêu để phấn đấu đồng thời khẳng định nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều cơ hội cho danh nhân sau khi chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường.
Ông Phạm Hồng Hải, CEO của HSBC, khẳng định khi nhắc tới thách thức của doanh nghiệp Việt. Là ngân hàng toàn cầu, HSBC sẵn sàng chào mời các tập đoàn lớn vay với lãi suất ưu đãi thậm chí còn rẻ hơn cả lãi suất huy động nhưng cũng sẵn sàng quay lưng với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo ông Hải, đây là cơ hội lớn với ngân hàng Việt Nam.
Ông Trần Trọng Kiên, CEO Tập đoàn Thiên Minh, nhấn mạnh khi đều cập tới vai trò sáng tạo trong công việc. Theo ông Kiên, sáng tạo ở Thiên Minh là công việc hàng ngày đồng thời cũng tạo ra những mô hình kinh doanh mới và hiệu quả.
Ông Nguyễn Đức Tài, chủ tịch Thế giới di động nhấn mạnh tầm quan trọng của sáng tạo với sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ông Tài cũng thừa nhận sự sao chép các mô hình của nước ngoài cho các hoạt động kinh doanh của Thế giới di động khi nó chưa có ở Việt Nam.
Ông Võ Quang Huệ, CEO công ty TNHH Bosch Việt Nam, nhấn mạnh vai trò của sáng tạo với công ty ông, nơi dành 15% dân viên và gần 10% doanh số phục vụ cho nghiên cứu và phát triển. Theo quan điểm của ông Huệ, đổi mới phải liên tục, không ngừng nghỉ. Đừng chờ tới lúc phải lựa chọn đổi mới hay là chết thì mới bắt đầu thay đổi.