MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ tịch WEF: Việt Nam là minh chứng tốt cho việc đẩy lùi đói nghèo và không ngủ quên trên chiến thắng!

Ông Borge Brende, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã dành nhiều lời khen tặng cho Việt Nam khi phát biểu tại Vietnam Business Summit (VBS) chiều 13/9.

Kể từ lần cuối tổ chức WEF tại Việt Nam năm 2010, Việt Nam đã có nhiều thay đổi, ông Borge Brende cho biết. Ông mô tả Việt Nam đã có sự tăng trưởng tuyệt vời khi GDP tăng gấp 2, giá trị xuất khẩu tăng gấp 3.

Trong phiên bế mạc WEF ASEAN 2018 diễn ra trước Hội nghị thượng đỉnh về kinh doanh (VBS) khoảng 1 tiếng, ông Borge Brende cho biết đã đặt nhiều câu hỏi về bài học có thể rút ra cho các nền kinh tế phát triển khác. Trong đó, ông nhận thấy Việt Nam là một minh chứng tốt cho việc đẩy lùi đói nghèo với các chính sách đúng đắn.

Việt Nam trong mắt của Chủ tịch WEF đang tiếp tục tăng trưởng vững chắc với dự báo GDP năm 2018 đạt khoảng 7%, giá trị thị trường chứng khoán tăng gấp 2, thương mại vững chắc, vốn FDI tăng liên tục.

"Nếu như năm 1990, 50% người dân Việt Nam sống trong đói nghèo cùng cực thì nay tỷ lệ chỉ còn 3%", ông cho biết.

"Tuy nhiên, Việt Nam không ngủ quên trên chiến thắng", ông nhấn mạnh và cho biết khi đến Việt Nam 2 tháng trước, ông nhận thấy Chính phủ vẫn đang nỗ lực cải cách, thay đổi chính sách để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng.

Một số điểm tích cực được Chủ tịch WEF liệt kê ra bao gồm nợ công được kiểm soát, nợ xấu  được điều chỉnh trong bối cảnh hệ thống ngân hàng liên tục được cải thiện, minh bạch hơn…

Bên cạnh đó, Việt Nam còn là quốc gia ủng hộ mạnh mẽ thương mại tự do, thông qua các hiệp định thương mại song phương, đa phương được ký kết mà CPTPP là ví dụ điển hình. DNNN cũng được cải cách. Hiện các doanh nghiệp này đang đóng góp 1/3 GDP cho nền kinh tế, nhưng trong quá khứ, DNNN không năng động và kém cạnh tranh hơn kinh tế tư nhân.

"Những điều này đang thay đổi, Chính phủ đang tư nhân hoá DNNN và tăng cường quản trị những tập đoàn còn yếu kém", ông cho biết.

Môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng được đánh giá cao khi cải thiện trong bản xếp hạng của World Bank từ 82 lên 68.

Tuy nhiên, ở mặt ngược lại, Chủ tịch WEF cho biết Việt Nam cần cải thiện tính cạnh tranh. Việt Nam cũng cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng giáo dục, về hiệu quả của thị trường lao động.

"Cách mạng 4.0 đang diễn ra", ông Borge Brende nói và cho biết việc thay đổi nhanh chóng, khác biệt là điều cần thiết.

N.Dương

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên