MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chưa cần đến 3 tháng để diệt Thục Hán, vì sao họ Tư Mã phải mất 2 thập kỷ để thôn tính Đông Ngô?

17-06-2020 - 21:55 PM | Sống

Trên thực tế, việc hậu duệ nhà Tư Mã tốn nhiều thời gian để tiêu diệt Đông Ngô hơn Thục Hán xuất phát từ 2 nguyên nhân sâu xa dưới đây.

Công nguyên năm 263, Tào Ngụy dưới sự thâu tóm của gia tộc Tư Mã đã thành công thôn tính Thục Hán.

Chỉ vẻn vẹn 2 năm sau đó, Tư Mã Chiêu qua đời, Tư Mã Viêm sau khi tiếp quản quyền lực đã ép Ngụy đế nhường ngôi, thành lập Tấn triều.

Thế nhưng ngay cả khi đã bước lên đỉnh cao của quyền lực, hậu nhân của gia tộc Tư Mã khi ấy vẫn không lập tức tấn công thế lực duy nhất còn lại trong Tam Quốc là Đông Ngô để nhất thống thiên hạ. Và thực tế lịch sử cũng đã cho thấy, phải tới năm 280, Đông Ngô mới bị nhà Tấn tiêu diệt.

Năm xưa khi đẩy Thục Hán vào cửa tử, gia tộc Tư Mã chỉ cần dùng khoảng thời gian ngắn ngủi vài tháng. Thế nhưng vì sao sau khi đã thâu tóm cả Thục Hán lẫn Tào Ngụy, Tấn triều vẫn phải tốn tới gần 20 năm mới có thể tiêu diệt Đông Ngô?

Rốt cục điều gì đã ngăn trở bước chân bành trướng của Tư Mã Viêm tới vùng đất của gia tộc họ Tôn vào thời điểm ấy?

Nguyên nhân thứ nhất: Đông Ngô sở hữu lực lượng thủy binh tinh nhuệ khét tiếng thời bấy giờ

Chưa cần đến 3 tháng để diệt Thục Hán, vì sao họ Tư Mã phải mất 2 thập kỷ để thôn tính Đông Ngô? - Ảnh 1.

Lực lượng thủy binh của Đông Ngô năm xưa từng khiến cho Tào Tháo lúc sinh thời cũng không dám coi thường. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Làm chủ vùng Giang Đông với địa thế đặc thù trong suốt hàng chục năm, Đông Ngô vốn là thế lực sở hữu thủy binh vô cùng hùng mạnh.

Sức mạnh của thủy binh Tôn Ngô đã từng được Tào Tháo lúc sinh thời nhiều lần kiểm chứng, cho nên Tư Mã Viêm cũng phải không thể không dè chừng.

Đây chính là lý do mà vị Hoàng đế Tây Tấn này không vội vàng thôn tính thế lực ấy ngay sau khi vừa nuốt gọn cả Thục Hán lẫn Tào Ngụy.

Trong giai đoạn nghỉ ngơi dưỡng sức kéo dài, Tư Mã Viêm đã một mực bồi dưỡng, tôi luyện lực lượng thủy quân.

Minh chứng là ngay từ năm 269, tướng nhà Tây Tấn là Dương Hựu đã bắt đầu công tác chuẩn bị xâm chiếm nước Ngô bằng việc xây dựng hạm đội, huấn luyện thủy quân tại Tứ Xuyên dưới quyền Vương Tuấn.

Đã từng có giai đoạn, lực lượng thủy binh trú đóng ở Kinh Châu lên tới 70 ngàn người. Trải qua một thời gian dài huấn luyện và bồi dưỡng, thủy quân của Tây Tấn dần sở hữu sức chiến đấu có thể xem là ưu tú.

Năm 273, vị tướng giỏi cuối cùng của Đông Ngô là Lục Kháng qua đời. Nước Ngô khi ấy đã không còn tướng tài, vậy thì lực lượng thủy quân của họ dẫu có xuất sắc tới đâu cũng chỉ có thể xem như rắn mất đầu, khó lòng cứu vãn đại cục đang dần suy tàn.

Hơn nữa, Tây Tấn còn sở hữu cả địa bàn Tây Xuyên, thực lực từ lâu đã vượt qua đối thủ. Vì vậy vấn đề về sự chênh lệch giữa sức chiến đấu của thủy quân hai bên đã có thể hoàn toàn giải quyết.

Nguyên nhân thứ hai: Những vấn đề liên quan tới nội bộ Tây Tấn và Đông Ngô

Chưa cần đến 3 tháng để diệt Thục Hán, vì sao họ Tư Mã phải mất 2 thập kỷ để thôn tính Đông Ngô? - Ảnh 2.

Mặc dù được xem là một vị Hoàng đế xuất chúng thời Tam Quốc, thế nhưng người kế nghiệp của Tôn Quyền là Tôn Hạo chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp đẩy Đông Ngô tới bờ vực diệt vong. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất khiến Tây Tấn phải trải qua thời gian nghỉ ngơi tới hơn một thế kỷ mới tấn công Đông Ngô thực chất bắt nguồn từ cục diện chính trị của nội bộ triều đình khi đó.

Sau khi triệt hạ Thục Hán, triều đình Tào Ngụy lại trải qua sự kiện Đặng Ngải bị giết, Chung Hội mưu phản, gia tộc Tư Mã soán vị, sau đó triều Tây Tấn mới được thành lập.

Trải qua hàng loạt biến cố và thay đổi to lớn này, nội bộ của Tấn triều ở vào thời điểm đó khó có thể xem là ổn định.

Hơn nữa, Tư Mã Viêm còn nhìn ra một vấn đề mấu chốt. Đó là Tân đế Tôn Hạo của Đông Ngô thực chất là một bạo  quân không mấy có bản lĩnh.

Tôn Hạo là cháu đích tôn của Tôn Quyền, được kế thừa ngai vị sau khi ông nội qua đời. Tuy nhiên trong thời gian trị vì, vị vua này bị đánh giá là hoang dâm vô đạo, xa xỉ cùng cực, giết hại trung lương, tin dùng hoạn quan…

Tư Mã Viêm từ sớm đã nhìn ra rằng, Đông Ngô ở trong tay Tôn Hạo tất sẽ ngày càng suy yếu.

Như vậy ông chỉ cần tạm thời bỏ qua cho thế lực này trong vài năm, sau đó dẹp yên nội bộ rối ren trước mắt. Tới lúc đó, Tây Tấn sẽ càng lúc càng mạnh, còn Đông Ngô ngược lại sẽ càng ngày càng suy yếu.

Hơn nữa, trải qua nhiều năm chiến loạn, kinh tế Trung Nguyên cũng cần có một khoảng thời gian nghỉ ngơi để phục hồi phát triển, đồng thời chuẩn bị vật tư chiến tranh.

Chính bởi các nguyên nhân chủ chốt nói trên, Tư Mã Viêm mới không vội vàng tấn công Đông Ngô ngay ở thời điểm mới lên ngôi. Và thực tế lịch sử cũng đã chứng minh rằng quyết sách của ông là hoàn toàn chính xác.

Kết quả là năm 280, Tấn triều chính thức phát động chiến tranh tiêu diệt Đông Ngô. Sau cùng, Tôn Hạo hàng Tấn rồi bị bắt giải về Lạc Dương. Thế chân vạc thời Tam Quốc cũng chính thức chấm dứt từ đây.

*Theo quan điểm của Qulishi (Trung Quốc)

Theo Trần Quỳnh

Trí thức trẻ

Trở lên trên