MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chưa có phép màu, 'chợ' mua bán nợ xấu vẫn đìu hiu

21-12-2017 - 13:26 PM | Tài chính - ngân hàng

Thị trường mua bán nợ ở Việt Nam chỉ thấy người bán nhiều mà người mua thì không có bao nhiêu.

TS Cấn Văn Lực
TS Cấn Văn Lực
Chuyên gia tài chính ngân hàng
288 bài viết

Đó là quan điểm chung của các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo "Phát triển thị trường mua bán nợ và xử lý nợ xấu tại Việt Nam”, do trường Đại học kinh tế TP.HCM phố hợp với NHNN chi nhánh TP.HCM tổ chức tại TP.HCM ngày 20-12. Thông tin tại hội thảo cho biết, trong giai đoạn 2012-2016, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 611,59 ngàn tỷ đồng nợ xấu.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Hùng , Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho rằng Việt Nam chưa có thị trường mua bán nợ xấu hoạt động đúng nghĩa theo nguyên tắc thị trường. VAMC mua nợ từ các tổ chức tín dụng nhưng chưa có thị trường để công ty này bán nợ cho các tổ chức khác.

Trong khi có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn chủ thể có nhu cầu bán nợ (các tổ chức tín dụng và các chi nhánh) thì có quá ít bên mua nợ. Như vậy, cung thì nhiều, cầu lại hạn chế nên xử lý nợ xấu chậm là điều khó tránh.

Mặt khác, phần lớn các khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng được đảm bảo bởi các bất động sản, nhưng ở nước ta chưa có thị trường bất động sản đúng nghĩa, đất đai vẫn thuộc sở hữu Nhà nước, chưa nói đến việc hoàn thành các thủ tục pháp lý đối với bất động sản là vô cùng phức tạp và khó khăn.


Trong giai đoạn 2012-2016, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được 611,59 ngàn tỷ đồng nợ xấu .

Trong giai đoạn 2012-2016, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được 611,59 ngàn tỷ đồng nợ xấu .

Đồng quan điểm, tiến sĩ Cấn Văn Lực , chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết: Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng để điều chỉnh hoạt động mua bán nợ. Tuy nhiên, những qui định rải rác trước đây tại các văn bản khác đối với từng chủ thể chưa thống nhất, chưa đồng bộ.

Ngoài ra, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một hệ thống cơ sở định giá khoản vay. Điều này dẫn dến tình trạng bên bán, đặc biệt là các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước chi phối, không dám quyết định bán nợ do lo ngại mức giá đưa ra mang tính chủ quan mặc dù theo kinh nghiệm từ thị trường thế giới thì mức giá giao dịch luôn thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách khoản nợ.

Một số ý kiến cũng cảnh báo không nên để nợ tăng quá cao, thiếu tầm kiểm soát, có nợ xấu thì cần phải giải quyết nhanh để nó không trở thành “ung nhọt” của nền kinh tế.

Theo Thùy Linh

Pháp luật Tp Hồ Chí Minh

Trở lên trên