Chưa dư dả mà vội mua 3 thứ này, tin tôi đi, con đường đến cái nghèo của bạn rất bằng phẳng và trải hoa thơm ngát!
Đây đều là những khoản chi tưởng chừng rất có ích, rất xứng đáng, nhưng thực tế thì không.
- 13-07-2024Từ 60 tuổi đã có trong tay 4 “át chủ bài” này thì xin chúc mừng: Tuổi già an nhàn, hạnh phúc mỹ mãn
- 13-07-2024Cụ bà 102 tuổi vẫn minh mẫn làm việc mỗi ngày nhờ 3 bí quyết trường thọ không tốn 1 đồng: Ai cũng dễ dàng áp dụng
- 06-07-2024Mẹ không biết chữ dạy con từ học sinh cá biệt thành giám đốc tập đoàn lớn: Không học thêm, chỉ áp dụng bằng 1 bản hợp đồng
Nếu nghĩ kỹ, bạn sẽ nhận ra có những khoản chi “đắt tiền” lúc này, nhưng lại có khả năng hồi vốn và sinh lời trong tương lai dài hạn. Ví dụ điển hình nhất chính là việc chi tiền đi học thêm một kỹ năng, một ngôn ngữ mới. Học phí có thể không rẻ, nhưng sau này, nhờ nó mà chúng ta kiếm thêm được việc, thành công đa dạng hóa nguồn thu, tăng thu nhập. Người ta khuyên nhau dù hiện tại chưa dư dả, cũng đừng tiếc tiền đi học vì lẽ đó.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, bên cạnh những khoản chi giúp bạn giàu lên, cũng có không ít khoản chi chẳng có tác dụng gì ngoài việc khiến chúng ta… nghèo đi nhanh chóng. Điều đáng nói chính là nếu chỉ nghĩ lướt qua, hẳn nhiều người sẽ tin đây đều là những khoản chi rất có ích, rất xứng đáng.
1 - Mua căn nhà “quá tầm với”
Nhà ở nói chung là một dạng tài sản, điều này chắc hẳn mọi người đều đã biết, chẳng có gì cần bàn cãi thêm. Mua nhà cũng là mục tiêu lớn và chính đáng với phần lớn mọi người. Vậy tại sao nỗ lực mua căn nhà quá đẹp, quá rộng lại trở thành “thủ phạm” khiến chúng ta nghèo đi?
Ảnh minh họa
Hãy lắng nghe chia sẻ của Đông Liên - Cô gái độc thân 30 tuổi người Trung Quốc.
Năm 2008, Đông Liên quyết định vay thế chấp số tiền 1,8 triệu NDT (khoảng 6,2 tỷ đồng) để mua một căn hộ cao cấp giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh. Lúc ấy, công việc của Đông Liên khá thuận lợi và suôn sẻ, việc trả khoản vay thế chấp này với cô không phải áp lực quá lớn.
Tuy nhiên tới năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, công ty nơi Đông Liên làm việc không còn khả năng chống cự trước làn sóng suy thoái kinh tế và tuyên bố giải thể. Điều này đồng nghĩa với việc Đông Liên không còn nguồn thu nhập. Gồng gánh được vài tháng đã hết tiền tiết kiệm, Đông Liên bắt đầu sa đà vào các khoản vay tín dụng để có tiền trang trải cuộc sống và nợ nần. Dùng khoản nợ này đắp vào khoản nợ kia là cách Đông Liên xoay sở trong những tháng ngày thất nghiệp.
“Tôi cảm thấy cuộc đời mình đã chạm đáy tuyệt vọng. Lãi mẹ đẻ lãi con làm tôi ăn không ngon, ngủ không yên. Lúc nào cũng trong trạng thái lo lắng, hoảng loạn vì thiếu tiền. Ngay cả khi đã tìm được việc, mọi chuyện cũng chẳng khá hơn vì thu nhập chỉ là số lẻ so với số nợ tôi phải trả hàng tháng” - Đông Liên chia sẻ.
Sau hơn 1 thập kỷ, nỗ lực mua nhà của Đông Liên lại trở thành nguyên nhân khiến cô ngập ngụa trong nợ nần. Nhìn lại tình hình tài chính của bản thân ở thời điểm năm 2008, Đông Liên vẫn không thể thôi nuối tiếc: “Giá như lúc đó mình mua 1 căn hộ nhỏ hơn, vừa “túi tiền” hơn thì có thể giờ này mọi chuyện đã khác” .
2 - Mua xe sang
Phương tiện di chuyển nói chung đều là tiêu sản. Ô tô cũng không phải ngoại lệ. Người giàu có thể mua siêu xe, thậm chí tranh giành nhau những chiếc “xế hộp” phiên bản giới hạn để thể hiện độ giàu có, chịu chơi của bản thân. Việc đó chẳng có tác động tiêu cực nào tới sức khỏe tài chính của họ, đơn giản vì họ vốn đã rất dư dả.
Ảnh minh họa
Còn với phần lớn mọi người, nỗ lực tậu xe sang đắt tiền chính là con đường nhanh và ngắn nhất dẫn tới cảnh nghèo khó, thậm chí vỡ nợ.
Cách đây 5 năm, Bạch Hạo - khi đó 33 tuổi, quyết định vay tiền ngân hàng để mua một chiếc Mercedes Benz. Trả nợ được gần 2 năm, công việc kinh doanh của Bạch Hạo không thuận lợi, gia đình 4 người nhưng chỉ có 1 nguồn thu nhập vì vợ anh không đi làm. Kể từ đó, gia đình Bạch Hạo luôn trong trạng thái “cơm không lành, canh không ngọt”. Áp lực tài chính khiến vợ chồng anh cãi nhau như cơm bữa.
Bạch Hạo đành rứt ruột bán chiếc xe đã mua năm nào, nhưng tiền bán xe cũng chẳng đủ để thanh toán hết số tiền anh còn nợ.
3 - Đồ công nghệ đời mới nhất
Nếu để ý, bạn sẽ thấy đồ công nghệ - đặc biệt là smartphone, là sản phẩm được cập nhật gần như mỗi năm.
2022, chúng ta có iPhone 14.
2023, chúng ta có iPhone 15.
Tháng 10 năm nay - 2024, iPhone 16 chuẩn bị ra mắt.
Không ít người đều đổi điện thoại mỗi năm một lần để chạy theo xu hướng. Vì nó là sản phẩm mới nhất, thời thượng nhất nên tôi phải mua dù chiếc điện thoại đang dùng, nếu dùng tiếp thì có khi chục năm nữa vẫn chẳng có vấn đề gì? Đây chính là sự mù quáng.
Ảnh minh họa
Trên thực tế, các sản phẩm điện tử nói chung sẽ không nhiều cải tiến mang tính đột phá trong mỗi phiên bản mới ra mắt, so với phiên bản gần nhất trước đó. Công tâm mà nói, tính năng mới được cập nhật cũng hữu dụng, nhưng hữu dụng theo kiểu “có cũng được, không có cũng chẳng sao”. Đúng chứ?
Chưa kể, dù giá trị nhỏ hơn ô tô, nhưng các sản phẩm công nghệ nói chung đều là thứ mất giá rất nhanh ngay sau khi bóc seal, sử dụng. Thế nên tốt nhất, đừng chạy theo công nghệ làm gì!
Theo Toutiao
Nhịp sống thị trường