MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chưa kịp mừng vì khiến doanh thu dầu mỏ của Nga sụt giảm, châu Âu bất ngờ nhận hung tin từ các đối tác từng hứa hẹn trở thành nguồn cung thay Nga

27-04-2023 - 09:01 AM | Thị trường

Các nguồn cung tiềm năng thay thế Nga đang khiến EU một lần nữa "khóc dở, mếu dở".

Chưa kịp mừng vì khiến doanh thu dầu mỏ của Nga sụt giảm, châu Âu bất ngờ nhận hung tin từ các đối tác từng hứa hẹn trở thành nguồn cung thay Nga - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra, châu Âu đã mạnh tay trừng phạt dầu và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế của Nga bằng đường biển. Các nhà máy lọc dầu của châu Âu vẫn vận hành tốt dù không cần đến nguồn cung từ Nga. Tuy nhiên giờ đây họ đang phải đối mặt với bấp bênh về nguồn cung một lần nữa: mất những nguồn cung thay thế từ Iraq và một số quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới khi họ đều sẽ cắt giảm sản lượng một cách gây sốc.

Nga vẫn luôn là nhà cung cấp nhiên liệu hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên nguồn cung từ Nga đã bị cắt giảm hơn 1 triệu thùng/ngày kể từ khi xung đột xảy ra và các biện pháp trừng phạt ngày càng được thắt chặt.

Châu Âu đã tìm ra được những nhà cung cấp từ Trung Đông để thay thế cho Nga nhưng lại đang bắt đầu gặp khó khăn khi Iraq mới đây đã tạm dừng các chuyến hàng đến châu Âu thông qua cảng ở Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng biển Địa Trung Hải. Ngoài ra, các nhà sản xuất OPEC+ bao gồm cả Nga đã tuyên bố cắt giảm sản lượng khoảng 1,6 triệu thùng/ngày kể từ tháng 7.

Chưa kịp mừng vì khiến doanh thu dầu mỏ của Nga sụt giảm, châu Âu bất ngờ nhận hung tin từ các đối tác từng hứa hẹn trở thành nguồn cung thay Nga - Ảnh 2.

Dòng chảy dầu thô từ Nga đến châu Âu đã bị giảm mạnh. Đồ họa: Bloomberg

Đối với châu Âu, sự mất mát này đến vào một thời điểm không may. Các loại dầu của Nga và Iraq có tỷ trọng và chất lượng lưu huỳnh tương tự nhau. Đáng nói là các nhà máy lọc dầu ở châu Á - đặc biệt là Trung Quốc đang tăng nhu cầu đối với loại dầu này. Điều này khiến EU sẽ phải cạnh tranh gay gắt đối với Trung Quốc.

Các nhà phân tích Amrita Sen và Christopher Haines của Energy Aspects cho biết: “Một trận chiến cam go giữa châu Âu và châu Á đang chờ đợi, và châu Á đang sẵn sàng trả giá cao hơn châu Âu để mua các thùng dầu”.

Theo dữ liệu tổng hợp từ Bloomberg, trong tháng 3, EU đã nhập khẩu 95.000 thùng dầu Urals có nguồn gốc từ Nga mỗi ngày, giảm mạnh so với gần 1,2 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 2 năm ngoái. Tất cả hàng hóa đã được vận chuyển đến Bulgaria, quốc gia được miễn trừ khỏi lệnh trừng phạt của EU đối với việc nhập khẩu dầu thô bằng đường biển từ Nga.

Châu Âu đã thay thế ít nhất 1/4 nguồn cung của Nga bằng dầu thô từ Trung Đông kể từ mùa xuân năm 2022, theo Energy Aspects. Các dòng chảy từ Lưu vực Đại Tây Dương, từ Na Uy và Angola đến Mỹ cũng tăng trong quý 1 năm 2023, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết trong báo cáo hàng tháng vào đầu tháng này.

Tuy nhiên EU giờ đây sẽ khó có thể trông đợi vào khách hàng Trung Đông. Kể từ tháng trước, khoảng 450.000 thùng dầu/ngày được cung cấp từ Iraq đã bị tạm dừng trong bối cảnh tranh chấp thanh toán. Vào tháng 3, chỉ có khoảng 169.000 thùng dầu/ngày được vận chuyển qua cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ và đã đến các quốc gia EU, dữ liệu theo dõi tàu chở dầu cho biết.

Các hạn chế làm tăng thêm sự khan hiếm trên thị trường dầu thô bởi các nhà sản xuất Trung Đông cũng đang sử dụng nhiều dầu của chính họ hơn để tăng cường xử lý tại các nhà máy lọc dầu mới trong nước.

Ở Địa Trung Hải, giá các loại dầu như Basrah Medium của Iraq, thường được giảm giá mạnh so với các loại khác do hàm lượng lưu huỳnh của chúng đã tăng lên mức mà nhiều thương nhân cho rằng quá đắt.

Nhà máy lọc dầu Hy Lạp Hellenic Petroleum SA cũng đã đưa ra một cuộc đấu thầu hiếm hoi — lần đấu thầu đầu tiên trong hai năm qua để mua nguồn cung Basrah Medium ngay lập tức. Một số thương nhân cho biết động thái này báo hiệu sự khan hiếm dầu trên thị trường giao ngay trong bối cảnh các loại dầu từ Iran đã bị mất đi.

Tham khảo: Bloomberg, FT

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên