MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

‘Chung chi' khi làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất vẫn ở mức cao

TPO - theo báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2022.

Sáng 12/4, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam đã công bố báo cáo PAPI năm 2022.

‘Chung chi' khi làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất vẫn ở mức cao - Ảnh 1.

Kết quả khảo sát PAPI về tham nhũng trong khu vực công.

Báo cáo PAPI năm 2022 phản ánh đánh giá về hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước và cung ứng dịch vụ công của các cấp chính quyền thông qua khảo sát ý kiến của 16.117 người dân từ 18 tuổi trở lên.

Như mọi năm, báo cáo PAPI tập trung phân tích các chỉ tiêu đánh giá về tình hình tham nhũng ở Việt Nam vì một lý do: Tham nhũng có lẽ là vấn đề đáng quan ngại nhất không chỉ của Đảng, Nhà nước mà còn của người dân.

Theo báo cáo PAPI, vấn đề đói nghèo, việc làm và điều kiện tăng trưởng kinh tế là ba vấn đề cấp bách mà người dân mong muốn Nhà nước tập trung giải quyết.

Kết quả khảo sát năm 2022 cho thấy, người dân vẫn tin rằng chính quyền cấp Trung ương đã nghiêm túc trong đấu tranh chống tham nhũng hơn cấp tỉnh. “Với số vụ việc tham nhũng liên tục được điều tra và một số lượng lớn các cán bộ, công chức bị khởi tố, kỷ luật hoặc khiển trách, đặc biệt trong lĩnh vực y tế và ngoại giao thời gian qua, người dân có thể tin rằng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã và đang rất quyết liệt trong đấu tranh chống tham nhũng”, báo cáo PAPI đánh giá.

‘Chung chi' khi làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất vẫn ở mức cao - Ảnh 2.

Kết quả khảo sát số tiền bị vòi vĩnh dẫn tới việc người dân tố cáo.

Tuy nhiên, có một xu thế đáng quan ngại là đánh giá của người dân về hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua có xu hướng thuyên giảm so với ba năm trước. Cụ thể, năm 2021 có đến 62,82% số người đánh giá tham nhũng có xu hướng thuyên giảm, đến năm 2022 tỉ lệ này chỉ còn khoảng 60,67%.

Trong khi đó, tỉ lệ người trả lời cho rằng để làm xong được thủ tục xin cấp mới/cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân phải đưa "lót tay" vẫn ở mức cao và tương đương với ba năm 2019-2021.

“Nhìn chung, đăng ký quyền sử dụng đất vẫn là một lĩnh vực người dân cho rằng còn thiếu minh bạch và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tham nhũng”, báo cáo PAPI chỉ ra.

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý được báo cáo PAPI chỉ ra là dường như người dân dễ khoan dung với hành vi vòi vĩnh của công chức địa chính hơn hành vi vòi vĩnh của cảnh sát giao thông. "Điều này cũng có thể có nghĩa là hối lộ cho công chức địa chính sẽ ‘sinh lợi’ nhiều hơn cho người đưa hối lộ. Mặt khác, tình trạng tham nhũng kéo dài trong lĩnh vực đất đai khiến người dân ngày càng phải cam chịu vì lợi ích của hộ gia đình", báo cáo PAPI đánh giá.

Ba tỉnh "tốp đầu": Quảng Ninh đạt 47,8763 điểm; Bình Dương đạt 47,4488 và Thanh Hóa là 46,0154 điểm.

Ba tỉnh "tốp cuối": Điện Biên đạt 39,6687 điểm; Tây Ninh là 39,4170 điểm và xếp cuối là Cao Bằng với 38,8037 điểm.

Hà Nội đạt 43,9049 điểm, còn TPHCM đạt 41,0204 điểm

Theo Văn Kiên

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên