Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương bị bán tháo, Hang Seng dẫn đầu với mức giảm 3%
Sau một phiên giao dịch khởi sắc ngày 10/3, không khí ảm đạm lại bao trùm chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương trong phiên giao dịch hôm nay khi hàng loạt cổ phiếu bị bán tháo.
- 11-03-2022Hạ viện Mỹ thông qua gói ngăn chặn chính phủ ngừng hoạt động, phê duyệt khoản viện trợ 14 tỷ USD cho Ukraine
- 10-03-2022Không có đột phá trong đàm phán vòng 3 giữa Nga và Ukraine
- 10-03-2022Mỹ tuyên bố vũ khí chống tăng, phòng không phù hợp với Ukraine hơn tiêm kích phản lực MiG-29
- 09-03-2022Nga tuyên bố không có ý định lật đổ chính quyền Ukraine một ngày sau khi Tổng thống Zelensky nói hết "mặn mà" gia nhập NATO
- 09-03-2022Xung đột tại Ukraine: Mỹ “sốc” trước bước đi bất ngờ của Ba Lan
Tính tới 9h12 theo giờ Hà Nội, Hang Seng dẫn đầu cú giảm với mất mát 3%. Xếp ngay sau là Nikkei 225 của Nhật Bản với mức giảm gần 600 điểm, tương đương khoảng 2,35%. Chứng khoán Trung Quốc đại lục cũng bị bán tháo mạnh khi Shanghai giảm 0,86%, SZSE giảm 1,15%. Kospi của Hàn Quốc cũng chịu chung số phận khi giảm 0,77%. S&P/ASX 200 của Australia thì giảm 0,81%. MSCI châu Á – Thái Bình Dương trừ Nhật Bản cũng giảm 1,58%.
Cổ phiếu công nghệ Trung Quốc đang đối mặt với một cú bán tháo mới trên Hang Seng. Cụ thể, Tencent giảm 4%, Alibaba giảm 5,62% trong khI Meituan giảm 8,32%.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hôm qua cảnh báo rằng Mỹ sẽ phải đối mặt với một năm "lạm phát cao đến khó chịu" trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine chưa tìm thấy hồi kết. Các cuộc đàm phán giữa Bộ trưởng Ngoại giao 2 nước đã không đạt kết quả như kỳ vọng tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến giá hàng hóa tăng vọt. Dữ liệu công bố hôm 10/3 cho thấy lạm phát tiêu dùng của Mỹ phá đỉnh lịch sử trong tháng 2, tăng tới 7,9% so với một năm trước và đạt mức cao nhất kể từ tháng 1/1982.
Hiện tại, thị trường hàng hóa cũng đang chìm trong sắc đỏ. Giá dầu Brent ở châu Á chỉ còn 109,11 USD/thùng. Dầu WTI chỉ còn 106,19 USD/thùng.