Chứng khoán dầu khí và giá dầu mỏ năm 2022 có thể bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố này
Không chỉ Omicron, có 3 yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến giá dầu và chứng khoán ngành dầu khí thế giới trong năm 2022.
- 30-12-2021Thị trường ngày 30/12: Giá dầu Brent tiến sát mốc 80 USD/thùng, đồng và nickel cao nhất 1 tháng
- 29-12-2021Thị trường ngày 29/12: Giá dầu Brent tiến sát gần 80 USD/thùng, vàng rời khỏi mức cao nhất 1 tháng
Sau khi giảm mạnh vào năm 2020, giá dầu đã phục hồi lên mức cao nhất trong nhiều năm vào nửa cuối năm 2021. Tuy nhiên, khi nhu cầu được cải thiện trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng vắc xin Covid-19 tăng, các công ty dầu mỏ đã thắt chặt chi tiêu vốn đầu tư. Và, giống như phần lớn nền kinh tế toàn cầu, lĩnh vực năng lượng bước sang năm 2022 bằng bước đi không chắc chắn khi biến thể Omicron khởi động một làn sóng chương mới của đại dịch Covid-19.
Cổ phiếu ngành dầu khí nhìn chung đã có một năm 2021 tốt đẹp. Giá dầu của Mỹ đã kết thúc năm quanh mức tâm lý quan trọng, là 70 USD/thùng. Cổ phiếu dầu và khí tự nhiên vì thế có 5 mã lọt vào top 20 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong nhóm các cổ phiếu thuộc S&P 500 trong năm 2021.
Cổ phiếu của Exxon (XOM) đã tăng gần 50% kể từ đầu năm 2021. Cổ phiếu của Chevron (CVX) trong chỉ số Dow Jones, tăng hơn 40%. Cổ phiếu của các nhà sản xuất Mỹ, EOG Resources (EOG) đã tăng 81%, Pioneer Natural Resources (PXD) tăng hơn 60% và Continental Resources (CLR) tăng vọt hơn 180%.
Không có gì bí mật khi các cổ phiếu dầu phụ thuộc nhiều vào giá dầu, hoặc dự báo triển vọng, hoặc cả hai. Giá dầu được thúc đẩy bởi cung và cầu, một trong hai yếu tố này có thể bị ảnh hưởng bởi vô số yếu tố bên ngoài, từ thời tiết đến tình hình địa chính trị. Dưới đây là ba điều mà các nhà đầu tư nên theo dõi vì có thể ảnh hưởng đến giá dầu và cổ phiếu dầu khí năm 2022.
Omicron và nhu cầu nhiên liệu bay
Biến thể mới của virus Covid-19 - Omicron - đang nhanh chóng lan rộng ở Mỹ Các vụ phong tỏa quy mô lớn như đã thấy vào tháng 3 năm 2020 chắc sẽ không tái diễn ở Mỹ. Nhưng Pháp, Ý, Anh và Tây Ban Nha đã có số ca nhiễm cao kỷ lục trong những ngày gần đây. Hà Lan đã áp đặt một lệnh cấm đi lại mới cho đến giữa tháng 1/2022, và Pháp cũng đã ban hành một số lệnh cấm đi lại, và có thể sắp tới mọi người sẽ phải làm việc ở nhà ít nhất 3 ngày/tuần.
Thêm vào đó, sự gia tăng số ca nhiễm đã ảnh hưởng đến các chuyến bay của các hãng hàng không, kéo theo ảnh hưởng tới nhu cầu dầu mỏ trong kỳ nghỉ lễ - lẽ ra tăng mạnh. Các hãng hàng không đã hủy bỏ hàng nghìn chuyến bay vào cuối tuần của kỳ nghỉ lễ Giáng sinh do số ca nhiễm virus Covid-19 tăng mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lực lượng lao động của ngành hàng không – vốn đã bị hạn chế. Mỗi chuyến bay bị hủy đồng nghĩa với hàng nghìn gallon nhiên liệu không được sử dụng.
Hiện vẫn còn quá sớm để nói làn sóng lây nhiễm virus Omicron lần này sẽ còn tăng kéo dài bao lâu. Các nhà khoa học cho biết, trong khi chủng virus mới có khả năng lây truyền cao, hầu hết các ca nhiễm cho đến nay đều có triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, tỷ lệ nhập viện tại nhiều khu vực đã tăng mạnh. Và lực lượng lao động vốn đã ít ỏi đang phải chịu thêm áp lực từ việc nhân viên nghỉ ốm tăng.
Những vấn đề đó gây lo ngại về triển vọng giá cũng như nhu cầu dầu.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế trong báo cáo tháng 12/2021 cho biết: "Sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 mới được dự báo sẽ chậm dần lại, nhưng tạm thời không thể làm tăng nhu cầu dầu".
Dự báo giá, sản lượng và nhu cầu dầu
Giá dầu phụ thuộc vào sự cân bằng cung/cầu dầu trên toàn cầu. Cuộc cách mạng dầu đá phiến đã đưa Mỹ trở thành nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới, vượt lên cả Nga và Saudi Arabia.
Mỹ cũng là nước tiêu thụ dầu lớn nhất hành tinh, với nhu cầu hàng ngày cao hơn 50% so với nhu cầu của nước tiêu thụ dầu số hai là Trung Quốc.
Cả nhu cầu và sản lượng dầu đều lao dốc thê thảm khi bắt đầu đại dịch vào đầu năm 2020. Nhưng nay cả sản lượng và nhu cầu đều đang hồi phục, nhưng tốc độ hồi phục không đồng đều. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ dự đoán sản lượng của lưu vực Permian ở vùng Tây Texas và New Mexico - khu vực sản xuất lớn nhất của Mỹ, trong tháng 12/2021 trên đà đạt mức kỷ lục của trước đại dịch.
Trong khi đó, trên toàn thế giới, báo cáo của IEA tháng 12 đã hạ triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2022, theo đó giảm khoảng 100.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó do nhu cầu nhiên liệu máy bay giảm. Theo dự báo mới nhất của IEA, nhu cầu dầu thế giới năm 2022 sẽ tăng 5,4 triệu thùng/ngày, cũng trở lại mức trước đại dịch.
Triển vọng tăng trưởng của ngành du lịch
Goldman Sachs lạc quan hơn về nhu cầu dầu mỏ trong các phương tiện đi lại. Các nhà phân tích của ngân hàng này cho rằng giá dầu Brent của châu Âu trung bình là 85 đô la/thùng trong năm 2022, khi nhu cầu tiêu dùng đối với nhiên liệu phục vụ việc đi lại bị dồn nén và hoạt động vận chuyển đường không hồi phục mạnh. Thực tế là điều đó đã diễn ra và chỉ mới bị gián đoạn gần đây do biến thể Omicron. Cơ quan Quản lý An ninh Vận tải Mỹ cho biết vào cuối tuần trước Giáng sinh, họ đã kiểm tra hơn 2 triệu khách đi máy bay mỗi ngày, mặc dù tỷ lệ nhiễm Covid-19 tăng cao. Con số đó cao gấp đôi so với cùng thời điểm năm ngoái, nhưng vẫn thấp hơn số lượng khách du lịch năm 2019. Tuy nhiên, sau đó, các hãng hàng không bắt đầu hủy chuyến bay do số ca nhiễm virus gia tăng.
Các nhà phân tích của S&P Global Platts cho rằng nhu cầu sẽ yếu vào quý 1/2022 do yếu tố mùa vụ, nhưng dự kiến sẽ tăng vào tháng 5 tới, theo đó dầu Brent sẽ chạm ngưỡng 80 USD vào giữa năm 2022.
Nhưng EIA chỉ dự đoán giá dầu Brent đạt trung bình 73 USD/thùng trong quý đầu tiên của năm 2022 và 70 USD/thùng trung bình cho cả năm, theo báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn công bố tháng 12/2021, thấp hơn mức 70,40 USD dự báo tháng 11 về giá dầu Brent trung bình trong cả năm 2021.
Tham khảo: Investors