MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chứng khoán Mỹ bị bán tháo mạnh, Dow Jones mất hơn 500 điểm và ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 10/2020

18-06-2021 - 21:36 PM | Tài chính quốc tế

Chứng khoán Mỹ bị bán tháo mạnh, Dow Jones mất hơn 500 điểm và ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 10/2020

Kết thúc phiên 18/6, chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm khi các cổ phiếu vốn được hưởng lợi từ việc nền kinh tế mở cửa trở lại rớt giá, trong bối cảnh Fed đưa ra tín hiệu tăng lãi suất.

Dow Jones giảm 533,37 điểm, tương đương 1,6%, xuống 33.290,08 điểm. S&P 500 mất 1,3%, còn 4.166,45 điểm. Cả 2 chỉ số này đều chạm mức thấp trong phiên ở những phút giao dịch cuối cung.

Nasdaq giảm 0,9% xuống 14.030,38 điểm. Các cổ phiếu được hưởng lợi từ việc nền kinh tế mở cửa trở lại dẫn đầu xu hướng giảm điểm ở phiên này. 

Trong tuần, Dow Jones giảm 3,5%, S&P 500 và Nasdaq lần lượt mất 1,9% và 0,2%. 

Chứng khoán Mỹ bị bán tháo mạnh, Dow Jones mất hơn 500 điểm và ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 10/2020 - Ảnh 1.

Thị trường bị bán tháo mạnh khi khi Chủ tịch Fed St. Louis Jim Bullard cho biết trên CNBC rằng việc Fed sẽ nghiêng quan điểm cứng rắn một chút trong tuần này là điều tự nhiên và đợt tăng lãi suất đầu tiên từ NHTW có thể sẽ đến vào năm 2022. Sự trượt dốc của thị trường bắt đầu diễn ra sau khi Fed đưa ra tín hiệu sẽ thực hiện 2 đợt nâng lãi suất cho đến năm 2023 và nâng kỳ vọng lạm phát trong năm nay.

Những cổ phiếu nhạy cảm với đà hồi phục của nền kinh tế bị bán tháo mạnh. Cả lĩnh vực năng lượng và công nghiệp trong S&P 500 giảm 5,2% và 3,8% trong tuần này, trong khi tài chính và vật liệu giảm hơn 6%. Các nhóm này đã dẫn đầu thị trường trong năm nay nhờ nền kinh tế mở cửa trở lại.

Phố Wall chìm trong sắc đỏ khi thông báo Fed khiến đường cong lợi suất phẳng kho bạc phẳng. Điều này có nghĩa là lợi suất của trái phiếu có kỳ hạn ngắn hơn, như trái phiếu kỳ hạn 2 năm, tăng, trong khi lợi suất kỳ hạn dài hơn, chẳng hạn như kỳ hạn 10 năm, giảm. Diễn biến tiêu cực đối với trái phiếu dài hạn phản ánh tâm lý ít lạc quan hơn đối với tăng trưởng kinh tế, trong khi lợi suất kỳ hạn ngắn tăng vọt cho thấy kỳ vọng Fed tăng lãi suất.

Hiện tượng này đang ảnh hưởng đến cổ phiếu ngân hàng, đặc biệt là khi lợi nhuận ngành này có thể bị ảnh hưởng khi chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn thu hẹp. Cổ phiếu của JPMorgan và Bank of America giảm 2% vào thứ Sáu, trong khi Citigroup mất 1,8% và giảm 12 phiên liên tiếp.

Giá hầu hết các loại hàng hoá đã phục hồi một chút vào thứ Sáu sau khi giảm mạnh trong tuần này, trong bối cảnh Trung Quốc nỗ lực kiềm chế đà tăng nóng và đồng USD mạnh lên. Giá đồng, vàng và bạch kim tương lai tăng trở lại vào thứ Sáu, nhưng vẫn giảm mạnh trong tuần. 

Thứ Sáu cũng trùng với sự kiện "quadruple witching" diễn ra hàng quý. Đây là khi các quyền chọn và hợp đồng tương lai của chỉ số và cổ phiếu hết hạn. Nhiều người dự đoán thị trường sẽ biến động nhiều hơn sau sự kiện này.

Giang Ng

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên