Chứng khoán Mỹ có cú tăng trưởng dài nhất lịch sử: 3.453 ngày
Bạn có nhớ mình làm gì vào ngày 9/3/2009 hay không?
- 14-08-2018Nỗi lo Thổ Nhĩ Kỳ "nhấn chìm" tiền tệ và chứng khoán mới nổi
- 12-08-2018Chỉ báo Buffett đem đến tin xấu cho các nhà đầu tư chứng khoán
- 10-08-2018Vốn hóa trồi sụt gần 100 tỷ USD mỗi ngày trong 7 phiên liên tiếp, chứng khoán Trung Quốc vẫn chưa tìm thấy đáy
- 09-08-2018Ủy ban Chứng khoán Mỹ điều tra Tesla vì tuyên bố của Elon Musk trên Twitter
- 07-08-2018Chứng khoán Trung Quốc: Chưa tìm thấy "đáy"
- 07-08-2018Thị trường ngày mới: Chứng khoán châu Á tăng điểm, trái phiếu, đồng USD ổn định
Nếu bạn mua S&P 500 thì từ đó tới nay, bạn đã có một chuỗi ngày hoàn hảo.
Theo số liệu mà S&P Dow Jones Indices thu thập, đó chính là ngày TTCK Mỹ bắt đầu bước vào thị trường giá lên (bull market) kéo dài kỷ lục 3.453 ngày. Bull market được định nghĩa là giai đoạn thị trường tăng giá 20% so với mức giá đóng cửa của ngày đầu tiên mà không bị một lần bị ngắt quãng bởi sự sụt giảm tới 20% để rơi vào downtrend. Ngày 9/3/2009 cũng trở thành cột mốc đánh dấu sự chấm hết của thị trường gấu, vốn kéo dài từ cuộc khủng hoảng tài chính hơn 1 năm trước đó.
Chỉ số S&P 500 đã tăng vọt 323% trong giai đoạn này, với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 19%, thấp hơn một chút so với mức trung bình 22% của các thời kỳ bull market khác trong lịch sử TTCK Mỹ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với nhận định của S&P Dow Jones Indices. Công ty nghiên cứu Bespoke thì khẳng định cú tăng trưởng của chứng khoán Mỹ đã kết thúc vào ngày 26/1/2018, lần cuối cùng mà S&P 500 đóng cửa ở mức cao kỷ lục. Kể từ đó, như chúng ta đã biết, chứng khoán Mỹ loay hoay tìm đường tăng trưởng.
Chứng khoán Mỹ vừa có chuỗi ngày tăng dài kỷ lục.
Ngược lại, đa số các chuyên gia, bao gồm cả những người tới từ Bank of America Merrill Lynch, vẫn nhấn mạnh chứng khoán Mỹ chưa bước vào thị trường gấu. Với công thức tăng giảm 20% để quyết định tình trạng của một thị trường chứng khoán, các chuyên gia vẫn nhận định chứng khoán Mỹ đang tăng trưởng, đặc biệt là S&P 500 đang chuẩn bị xác lập một đỉnh mới.
Trong phiên giao dịch ngày 21/8, S&P 500 có lúc tăng 0,6%, đạt mức kỷ lục là 2.873,23 điểm, vượt qua kỷ lục trước đó là mức 2.872,87 điểm thiết lập trong phiên giao dịch ngày 26/1. Tuy nhiên, thành quả này không giữ được cho tới khi đóng cửa. Một ngày sau, những ồn ào trên chính trường Mỹ tiếp tục khiến S&P 500 giảm nhẹ 1,14 điểm, tương đương 0,04%.
Theo Reuters, việc ông Michael Cohen, cựu luật sư riêng của ông Trump, thừa nhận một loạt tội danh và nói rằng ông hành động theo chỉ đạo của cựu thân chủ, người đang đảng nhiệm vai trò Tổng thống Mỹ, trong những sai phạm về tài chính liên quan tới chiến dịch tranh cử năm 2016, khiến thị trường phản ứng tiêu cực. Dù nhóm cổ phiếu năng lượng trên S&P 500 tăng 1,2% nhờ giá dầu phi mã nhưng cũng không giúp duy trì sắc xanh.
S&P 500 đã chạm tới đỉnh mới nhưng thành quả không được duy trì tới hết phiên giao dịch.
Dow Jones cũng lâm vào tình cảnh tương tự khi mất 0,34% lúc đóng cửa, tụt xuống còn 25.722,6 điểm. Duy chỉ có Nasdaq tăng 0,36% đạt 7.889,1 điểm nhờ sự bùng lên mạnh mẽ của các cổ phiếu công nghệ.
Ở thời điểm hiện tại, nước Mỹ chuẩn bị bước vào cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ. Những thông tin bất lợi với Tổng thống có thể làm suy yếu thế đa số của phe Cộng hòa ở cả Thượng viện và Hạ viện. Nếu người Cộng hòa mất quyền kiểm soát, Tổng thống Trump sẽ gặp thách thức rất nhiều trong việc đưa ra quyết sách, cả về kinh tế lẫn ngoại giao.