Chứng khoán quốc gia láng giềng Việt Nam cũng giảm 5%, thổi bay mọi thành quả, rơi xuống mức thấp nhất từ tháng 4/2020
Những lo ngại về ảnh hưởng kinh tế do đại dịch bùng phát đã khiến chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh phiên giao dịch đầu tuần.
- 23-04-2022Trung Quốc hạ giá nhà cho người mua ở, kẻ đầu cơ thì cẩn thận với quy định mới
- 23-04-2022Quốc gia 22 triệu dân vỡ nợ tìm được “cứu tinh”: Trung Quốc sẵn sàng đưa phao giúp đỡ
- 22-04-2022Trung Quốc đang đối mặt với một cú sốc mới
- 22-04-2022Điều làm chính phủ Trung Quốc lo "sốt vó": Làm shipper kiếm hơn 2.000 đô/tháng, lao động trẻ nhập cư "chê" việc tại nhà máy
- 22-04-2022Trung Quốc kêu gọi "cá mập" bắt hàng sau khi thị trường rơi mạnh
Ngày 25/4, Trung Quốc tiến hành phong tỏa nhiều khu dân cư ở thủ đô Bắc Kinh đồng thời buộc người dân tại một quận phải xét nghiệm khi phát hiện hàng chục ca mắc mới trong cộng đồng. Nguy cơ Bắc Kinh bị phong tỏa đã khiến chứng khoán, hàng hóa và cả đồng tệ lao dốc.
Theo đó, Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đã đóng cửa với mức giảm gần 5%, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020. Nó đã thổi bay mức tăng từ tháng 3, khi các nhà chức trách nước này tuyên bố hỗ trợ sâu, rộng nền kinh tế. Đồng nhân dân tệ trong nước đã giảm xuống mức thấp nhất 17 tháng do lo ngại dòng vốn chảy ra ngoài gia tăng. Giá dầu cũng giảm xuống dưới 100 USD/thùng khi lo ngại Trung Quốc phong tỏa khiến nhu cầu sụt giảm.
Một đợt bùng phát tồi tệ đã khiến Thượng Hải phải đóng cửa. Tuy nhiên, điều tội tệ hơn có thể ở phía trước khi Trung Quốc tuyên bố quyết tâm dập dịch ở Bắc Kinh, thủ đô với dân số 20 triệu người. Giới chức thành phố cũng cảnh báo rằng sẽ có nhiều ca mắc mới được phát hiện hơn trong những ngày tới.
"Người ta lo ngại những gì xảy ra ở Bắc Kinh sẽ giống với Thượng Hải, gây tác động lên nền kinh tế", Kevin Li, Giám đốc đầu tư của GF Asset Management (Hong Kong) Ltd., cho biết.
Đợt bán tháo mới trên thị trường chứng khoán Trung Quốc diễn ra khi các nhà đầu tư cảm thấy mệt mỏi trong việc chờ đợi nhà chức trách Trung Quốc thúc đẩy các biện pháp tăng trưởng và ổn định thị trường. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng nhiều lần tuyên bố sẽ đảm bảo ổn định trong tháng qua nhưng nó không đủ trấn an các nhà đầu tư.
Giới phân tích cũng bắt đầu hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc xuống còn 5,5% trong năm nay khi đại dịch khiến nhiều nhà máy không thể hoạt động cũng như gián đoạn đối với chuỗi cung ứng do các biện pháp phòng ngừa.
Trên thị trường chứng khoán, điểm hỗ trợ cho Shanghai Composite đã bị chọc thủng. Nó đóng cửa dưới ngưỡng hỗ trợ tâm lý quan trọng là 3.000 điểm. Các cổ phiếu Trung Quốc được niêm yết tại Hồng Kông cũng giảm tới 4,9%.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán bớt 45 tỷ tệ (7 tỷ USD) cổ phiếu Trung Quốc trong tháng 3, mức bán tháo mạnh nhất trong gần 2 năm. Trong khi đó, các quỹ toàn cầu cũng cắt giảm lượng trái phiếu Trung Quốc mà họ nắm giữ với tốc độ mạnh nhất hồi tháng 3.
Chính sách Zero Covid của Trung Quốc cũng quét qua thị trường hàng hóa. Quặng sắt giảm 12% tại Singapore trước khi phục hồi còn giảm 6%.
Chen Wen Guang, giám đốc tại Trung tâm nghiên cứu thông tin thép Lange, một nhóm ngành ở Bắc Kinh, cho biết: "Giá giảm mạnh chủ yếu do tác động của đại dịch ở Trung Quốc, với nhiều khu vực bị ảnh hưởng khiến mọi người tỏ ra quan ngại cho nhu cầu".
Không chỉ Trung Quốc, chứng khoán châu Á cũng vừa trải qua một phiên bán tháo mạnh với hầu hết các chỉ số chính đều giảm điểm. Chỉ số USD - theo dõi đồng bạc xanh so với các rổ tiền tệ khác, giao dịch ở mức 101,603. Trong khi đó, đồng yen Nhật giao dịch ở mức 128,36/USD, khi tuần trước vượt qua mốc 129. Đồng AUD đang ở mức 0,7157 USD, giảm nhẹ so với tuần trước.
Tham khảo: Bloomberg