MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chứng khoán tháng 5 liệu có sợ "Sell in May"?

Thị trường chứng khoán kém thanh khoản trong tháng 4 cùng "nỗi ám ảnh Sell in May and go away" có kéo dài sang tháng 5?

"Sell in May and go away" (Bán hết cổ phiếu vào tháng 5 và đi chơi) câu ngạn ngữ từ thị trường chứng khoán Mỹ ám chỉ thị trường tháng 5 thường trống thông tin và giảm giá. Áp vào thị trường chứng khoán Việt Nam, các tin tức vĩ mô quan trọng được công bố cuối tháng 3 trong khi mùa báo cáo tài chính quý I và đại hội đồng cổ đông thường niên của các công ty niêm yết cùng diễn ra vào tháng 4.

Xét riêng năm nay, thị trường chứng khoán ảm đạm ngày từ tháng 4. VN-Index nhiều lần thử thách và quay đầu giảm khi gặp ngưỡng kháng cự 1.000 điểm, thanh khoản các phiên liên tục duy trì ở mức thấp. Tổng khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên trong tháng 4 chỉ đạt 167 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch bình quân 1 phiên đạt 3.500 tỷ đồng, con số này trong tháng 3 lần lượt là 209 triệu cổ phiếu/phiên và 4.600 tỷ đồng/phiên.

Tuy nhiên, thống kê lịch sử giao dịch thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy số lần tăng giảm trong tháng 5 khá cân bằng. Trong 18 năm vận hành của VN-Index kể từ năm 2001, chỉ số này có 10 năm giảm điểm và 8 năm tăng điểm. Tương tự, HNX-Index giảm 7 năm và tăng 6 năm (chỉ số này đi vào hoạt động từ năm 2006).

Chứng khoán tháng 5 liệu có sợ Sell in May? - Ảnh 1.
Chứng khoán tháng 5 liệu có sợ Sell in May? - Ảnh 2.

Vậy diễn biến thị trường tháng 5 năm nay sẽ như thế nào?

Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc chứng khoán SSI, khi chứng khoán toàn cầu hay Mỹ, Trung Quốc đều vượt đỉnh cũ nhưng Việt Nam không biến động cùng chiều. Ông Hưng cho rằng thị trường Việt Nam thường có độ trễ và kỳ vọng độ trễ sắp đến.

Còn theo báo cáo chiến lược của CTCK Bảo Việt (BVSC) dự báo thị trường quý II, Việt Nam là một điểm sáng khi vẫn hút ròng vốn của nhà đầu tư nước ngoài khi các thị trường mới nổi khác chứng kiến sự rút ròng ồ ạt trong 9 tháng đầu năm 2018.

Thống kê của Người Đồng Hành, 4 tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 5.700 tỷ đồng trên 3 sàn.

Điều này được chứng khoán Bảo Việt đánh giá một phần có nguyên nhân từ sự hấp dẫn về mặt định giá của các doanh nghiệp niêm yết. So với 11 thị trường chứng khoán khác tại châu Á và Mỹ, P/E của VN-Index tại thời điểm cuối tháng 3 là 16,58 xếp thứ 6. Tuy nhiên sức hút của thị trường chứng khoán Việt Nam đến từ việc tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) bình quân hàng năm của Việt Nam đạt 9,93%, cao nhất trong số 12 nước. Ngoài ra, chỉ số ROE của VN-Index cũng đạt 13,93%, chỉ thấp hơn Karachi Index của Pakistan.

Khảo sát của Người Đồng Hành, các chuyên gia cũng cho rằng thị trường tháng 5 sẽ không giảm so với tháng 4, thậm chí tích cực hơn.

Chứng khoán tháng 5 liệu có sợ Sell in May? - Ảnh 3.

Nhận định các chuyên gia diễn biến thị trường tháng 5. Ảnh: Liên Hương

Tuy nhiên, các cổ phiếu vốn hóa lớn có thể mất đi vai trò hỗ trợ thị trường do biến động ít khiến chỉ số chung tăng không nhiều nhưng thị trường cũng khó giảm sâu, ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc đầu tư công ty Biên An Toàn nhận định.

Dòng tiền được dự báo phân hóa xuống cổ phiếu vốn hóa vừa (midcap) nên không tác động nhiều đến chỉ số, ông Tuấn nói.

Về diễn biến VN-Index, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích khối khách hàng cá nhân Chứng khoán Yuanta Việt Nam, cho rằng sẽ có kịch bản giảm về 950 trong các tuần đầu tháng 5 và sau đó hồi phục về lại mức 980 điểm.

Theo Bình An

Người đồng hành

Trở lên trên