Chứng khoán vẫn là kênh hấp dẫn vào năm 2024
Chứng khoán vẫn được cho là kênh đầu tư hấp dẫn nhất khi các chuyên gia dự báo năm 2024, kinh tế vĩ mô tích cực, lãi suất tiếp tục giảm và giá cổ phiếu Việt Nam vẫn đang rẻ…
- 23-12-2023Hai nhà đầu tư mua thành công cổ phần SHG từ Bộ Xây dựng với giá cao gấp nhiều lần thị trường
- 23-12-2023Cổ phiếu Hòa Phát trở lại vị trí số 1 trong danh mục của “siêu cá mập” quy mô 1,7 tỷ USD
- 22-12-2023Dùng 23 tài khoản thao túng giá cổ phiếu, một cá nhân bị phạt 1,5 tỷ đồng, cấm giao dịch 2 năm
Các chuyên gia tại hội thảo "Đầu tư vào đâu khi lãi suất vào chu kỳ giảm" do Công ty CP Chứng khoán Yuanta Việt Nam vừa tổ chức đã nêu ra các dữ liệu thuyết phục về kinh tế vĩ mô, hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư của Việt Nam và thế giới, cho thấy chứng khoán vẫn là kênh đầu tư trong năm 2024.
Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích và Phát triển sản phẩm Khối Khách hàng cá nhân, Yuanta Việt Nam, kinh tế vĩ mô 2024 Việt Nam và thế giới sẽ theo chiều hướng thuận lợi, lãi suất tiếp tục giảm. Đặc biệt là P/E (giá trên thu nhập kiếm được) vẫn đang ở mức rẻ hơn so với trung bình 5 năm qua, đang ở mức 14,7 lần. Ngoài ra, chỉ số P/E của cổ phiếu vẫn hấp dẫn so với lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm. Nếu năm 2023, mức tăng lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ 10 năm đã cao kỷ lục, thì sẽ bước vào chu kỳ giảm xuống, chỉ còn 2,5%. Điều này sẽ rất tích cực cho thị trường cổ phiếu năm 2024.
Ngoài ra, chỉ số S&P 500 đã xác lập mức tăng kỷ lục vào quý 3/2023 vừa qua, trong khi VN-Index vẫn chưa tăng theo. Trong khi lâu nay, chứng khoán Việt Nam thường thuận chiều với chứng khoán Mỹ, điều này dự báo chứng khoán Việt Nam trong năm 2024 sẽ trở lại cùng chiều với chứng khoán Mỹ.
Theo ông Nguyễn Thế Minh, lãi suất đang bước vào cuối chu kỳ, sẽ chính thức suy giảm vào năm 2024. Khả năng FED sẽ không tăng lãi suất trong năm 2024 mà được dự báo sẽ giảm.
Vậy cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024? Chuyên gia từ Yuanta Việt Nam cho rằng tính lãi suất huy động của 4 ngân hàng lớn vẫn tiếp tục theo chiều hướng giảm. Điều này sẽ chiết khấu vào doanh nghiệp niêm yết sẽ khiến giá cổ phiếu càng trở nên hấp dẫn trong thời gian tới. Thanh khoản hệ thống ngân hàng hiện đã ổn hơn. Việc hút tiền về của Ngân hàng Nhà nước đã dừng lại, minh chứng là VN-Index đã tăng trở lại so với tháng 9 vừa qua.
Dự báo kinh tế thế giới của các tổ chức lớn đều cho thấy 2024 tăng trưởng dương. Việt Nam thì khả quan hơn khi tăng trưởng xấp xỉ 6% và mục tiêu tăng trưởng 2024 là khả quan với mức từ 6%-6,5%.
Theo ông Trương Quang Bình, Phó giám đốc Phân tích Khối Khách hàng tổ chức, Yuanta Việt Nam, ngành có thể tích lũy cổ phiếu 2024 thì không thể thiếu ngành công nghệ. Với cổ phiếu FPT luôn ưu tiên. Ngành thứ 2 là năng lượng, các cổ phiếu PC1 hấp dẫn khi có nhiều "chất xúc tác". Mã POW được định giá rất thấp trong quá khứ. Nếu mua vùng 11.000 đồng/cổ phiếu thì có thể bán cao hơn.
Ngành thứ 3 là dầu khí với PVD khá tiềm năng. Còn ngành tiêu dùng có mã PNJ khi hồi phục ấn tượng tháng 11. Với ngành ngân hàng thì tập trung vào ngân hàng có chất lượng tài sản cao như ACB, VCB…
Người Lao động