Chung tay giải bài toán thu hẹp khoảng cách số
Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số là một trong ba mục tiêu chính của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cùng với mục tiêu phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Khoảng cách số (Digital divide) là cụm từ được dùng để chỉ tình trạng bất bình đẳng kinh tế và xã hội về khả năng truy cập và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT - Information & Communication Technologies).
Không phải chỉ riêng Việt Nam, cả thế giới đang cùng nhau thu hẹp khoảng cách số. Internet đã trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống. Tương tự như không khí, nguồn nước, thực phẩm, quần áo và nhà ở; Internet và các ứng dụng công nghệ cũng dần dần trở thành nhu cầu cơ bản hàng ngày. Đặc biệt, sau khi đại dịch Covid-19 xảy ra, khoảng cách số ngày càng được nhận diện rõ hơn khi việc làm việc tại nhà, giáo dục trực tuyến, thương mại điện tử, truyền thông đại chúng, mạng xã hội ngày càng trở nên cần thiết trong đời sống.
Trong nền kinh tế số, những người dùng không thể truy cập Internet, hay không tiếp cận được các ứng dụng, giải pháp số sẽ không được hưởng những lợi ích từ các thành tựu công nghệ thông tin. Thu hẹp khoảng cách số là loại bỏ rào cản cho sự phát triển bền vững. Sự tích lũy và thịnh vượng trong tương lai hầu hết sẽ dựa vào công nghệ và tri thức, thiếu tiếp cận công nghệ dẫn đến đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo.
Nghiên cứu Thu hẹp khoảng cách số của Việt Nam hướng tới chuyển đổi số nền kinh tế của tác giả Trần Thị Tuấn Anh, Khoa Toán – Thống kê, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã đề xuất 8 giải pháp thu hẹp khoảng cách số của Việt Nam.
Thứ nhất là nhóm giải pháp về thể chế và pháp luật, giúp tạo hành lang pháp luật an toàn cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức mạnh dạn tiến đến chuyển đổi số. Thứ hai là nhóm giải pháp về chuyển đổi nhận thức và hình thành lối sống số trong toàn xã hội, được tiếp cận ở cả ba góc độ: chính phủ, doanh nghiệp và từng người dân. Thứ ba là nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng số. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng số cần thực hiện cho cả cơ sở hạ tầng trực tiếp về công nghệ số số cũng như đảm bảo các điều kiện gián tiếp như năng lượng và môi trường.
Thứ tư là nhóm giải pháp về nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Đây cũng là những giải pháp thu hẹp khoảng cách số về khả năng sử dụng trong các thang đo khoảng cách số. Thứ năm là nhóm giải pháp về cải thiện điều kiện tiếp cận Internet. Nhóm giải pháp này bao gồm hai hướng: (1) hướng gián tiếp thông qua tăng trưởng kinh tế, cải thiện thu nhập để nâng cao tiện nghi cuộc sống bằng các tiến bộ công nghệ; (2) hướng trực tiếp thông qua giảm giá hoặc tài trợ giá cho các dịch vụ hoặc thiết bị công nghệ thông tin.
Thứ sáu là nhóm giải pháp về chất lượng truy cập Internet, trong đó cần thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng chất lượng đường truyền kết nối và giải pháp tăng chất lượng về nội dung thông tin trên Internet. Thứ bảy là nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế nhằm thu hẹp khoảng cách số. Đây là nhóm giải pháp có thể cân nhắc áp dụng khi Việt Nam chưa phải là một quốc gia có thế mạnh nhiều về công nghệ thông tin và chỉ có thể đầu tư cho một số lĩnh vực trọng yếu. Thứ tám là nhóm giải pháp về về an ninh mạng. Việc bảo mật thông tin, tính ổn định của hệ thống, tính toàn vẹn trong thu hẹp khoảng cách số chỉ có thể đạt được khi đảm bảo được sự an toàn trên không gian mạng.
Doanh nghiệp nỗ lực đóng góp vào công cuộc phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ, đang cho thấy rất nhiều nỗ lực trong việc thu hẹp dần và tiến tới xoá nhoà khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Điển hình và truyền cảm hứng nhất có lẽ là câu chuyện của Viettel, doanh nghiệp từng đóng góp lớn vào việc phổ cập mạng viễn thông, 3G, 4G, từ thành thị tới nông thôn, từ miền xuôi tới miền ngược. Và hiện nay Viettel vẫn không ngừng đóng góp vào việc thu hẹp khoảng cách số, với các giải pháp trong nhiều lĩnh vực như tài chính, thương mại điện tử, logistics…
Đặc biệt, trong giai đoạn Covid-19, 3 lĩnh vực là giáo dục; y tế; xóa đói, giảm nghèo được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Với các chương trình như: "Sóng và máy tính cho em"; "Trái tim cho em"; "Vì em hiếu học"; ... Viettel đã giúp hàng triệu trẻ em trên cả nước được tiếp tục học tập, có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Điển hình và truyền cảm hứng nhất có lẽ là câu chuyện của Viettel, doanh nghiệp từng đóng góp lớn vào việc phổ cập mạng viễn thông, 3G, 4G, từ thành thị tới nông thôn, từ miền xuôi tới miền ngược. Và hiện nay Viettel vẫn không ngừng đóng góp vào việc thu hẹp khoảng cách số, với các giải pháp trong nhiều lĩnh vực như tài chính, thương mại điện tử, logistics…
Đặc biệt, trong giai đoạn Covid-19, 3 lĩnh vực là giáo dục; y tế; xóa đói, giảm nghèo được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Với các chương trình như: "Sóng và máy tính cho em"; "Trái tim cho em"; "Vì em hiếu học"; ... Viettel đã giúp hàng triệu trẻ em trên cả nước được tiếp tục học tập, có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trong lĩnh vực tài chính, Viettel Money - hệ sinh thái tài chính hàng đầu do Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel phát triển. Bên cạnh việc trở thành một ứng dụng tài chính phù hợp với toàn dân, Viettel Money còn triển khai rất nhiều chương trình thiết thực để phổ cập tài chính số.
Đơn cử, Viettel Money đã triển khai "Chuyến xe Chuyển động số" tại 6 tỉnh/thành phố với đa dạng hoạt động hấp dẫn: Phiên chợ 1K, trò chơi truyền thống, workshop thảo luận giữa chuyên gia và doanh nghiệp địa phương,... mang đến cơ hội cho người dân cơ hội được tiếp xúc, trải nghiệm các dịch vụ tài chính số mới nhất. Từ đó, góp phần thúc đẩy kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống của bà con trên địa bàn.
Không chỉ có vậy, mới đây, Viettel Money đã đồng hành với nền tảng gây quỹ trực tuyến GiveNow và quỹ Trò nghèo Vùng Cao triển khai chuyến xe mang Tết Đầy Ắp chở hàng trăm nghìn phần quà đến cho trẻ em tại những nơi đặc biệt khó khăn. Hoạt động với mong muốn mang đến cho thế hệ tương lai một cái Tết ấm áp, đủ đầy, nhân rộng thêm nghĩa cử "tương thân tương ái cao đẹp". Đó cũng chính là cốt lõi trong triết lý kinh doanh hướng đến lợi ích cộng đồng của Viettel Money.
Đại diện Viettel Money nhấn mạnh: "Chúng tôi không muốn chuyển đổi số chỉ là những câu chuyện sách vở chỉ có trên tivi, xa lạ với người dân địa phương. Viettel nỗ lực đưa sóng viễn thông tới những nơi xa xôi nhất của Tổ quốc để người dân có thể liên lạc dễ dàng. Với Chuyến xe Chuyển động số, chúng tôi thực sự mong nhìn thấy những tác động tích cực của công nghệ, của tài chính số tới cuộc sống của người dân trong mọi sinh hoạt thường ngày".
Với dấu ấn mạnh mẽ trong năm 2023 và những đóng góp vào công cuộc thu hẹp khoảng cách số, Viettel Money đã được đề cử ở hạng mục "Đơn Vị Vươn Mình Rực Rỡ" của WeChoice Awards - Giải thưởng thường niên do Công ty cổ phần VCCorp tổ chức. Giải thưởng hướng đến tôn vinh những con người, kể những câu chuyện truyền cảm hứng nhất, những sự kiện, sản phẩm và công trình có ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng, với thông điệp năm 2023 là "Dám Đam Mê Dám Rực Rỡ".
WeChoice Awards - Giải thưởng thường niên do Công ty cổ phần VCCorp tổ chức, với mong muốn tôn vinh những con người, kể những câu chuyện truyền cảm hứng nhất, những sự kiện, sản phẩm và công trình có ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng - đã quay trở lại với thông điệp: Dám Đam Mê Dám Rực Rỡ.
Sau khi nhận được rất nhiều đề cử ấn tượng do cộng đồng gửi về, cổng bình chọn của WeChoice Awards 2023 đã chính thức mở từ ngày 8/1/2024. Ngay từ bây giờ, hãy bình chọn cho những nhân vật, câu chuyện mà bạn cảm thấy được truyền cảm hứng mạnh mẽ nhất và xứng đáng tôn vinh tại WeChoice Awards 2023.
Thời gian bình chọn sẽ kéo dài từ 8/1/2024 đến 23h59 ngày 24/1/2024. Kết quả bình chọn sẽ được công bố vào đêm Gala vinh danh và trao giải diễn ra ngày 27/1/2024. Bình chọn ngay tại wechoice.vn!