Chuỗi cung ứng dầu hướng dương bị đe dọa do cuộc khủng hoảng ở Ukraine
Dầu ăn có thành phần từ hạt hướng dương là nguyên liệu yêu thích của nhiều căn bếp bởi hàm lượng vitamin A, D, E, Beta Carotene, Omega 3, 6, 9… cao, tốt cho sức khỏe. Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang gây nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng loại dầu này, ảnh hưởng tới người tiêu dùng trên khắp thế giới.
- 26-02-2022Thị trường ngày 26/2: Giá dầu, vàng, nhôm, lúa mì lao dốc
- 25-02-2022Thị trường ngày 25/2: Giá dầu, vàng, nhôm, khí đốt trồi sụt mạnh
- 24-02-2022Thị trường ngày 24/2: Giá dầu ổn định trong khi vàng, đậu tương, lúa mì cao kỷ lục
Sự không chắc chắn về nguồn cung dầu hướng dương do cuộc xung đột Nga – Ukraine đang thúc đẩy nhu cầu tăng mạnh đối với dầu cọ và dầu đậu tương của các nước xuất khẩu khác trên thế giới, khiến thị tường dầu thực vật trở nên "nóng bỏng" không kém thị trường dầu mỏ.
Biển Đen chiếm 60% sản lượng dầu hướng dương 76% xuất khẩu loại dầu này của thế giới. Vì vậy, sự không chắc chắn về việc cuộc khủng hoảng trong khu vực có thể ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và vận chuyển các sản phẩm này đã thúc đẩy người mua tìm kiếm các loại dầu thay thế khác.
Giá dầu cọ Malaysia ngày 23/2 đã tăng vọt lên mức cao chưa từng có trong lịch sử, với hợp đồng giao ngay trên sàn Bursa (Malaysia) đạt 6,466 ringgit/tấn; hợp đồng kỳ hạn tháng 5 đạt 5,969 ringgit ($1,426.63)/tấn. Tính chung cả tuần vừa qua, giá dầu cọ đã tăng 10,5%, mức tăng mạnh nhất kể từ 7/5/2021, do vụ việc ở Ukraina làm gia tăng những xáo trộn về nguồn cung trên toàn cầu, khiến hoạt động vận chuyển ở các cảng của khu vực Biển Đen bị gián đoạn, giữa bối cảnh thời tiết khô hạn ở những vùng trồng đậu tương của Nam Mỹ và giá dầu thô tăng vượt 100 USD/thùng.
Giá dầu đậu tương trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) tuần này cũng tăng mạnh lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2008.
Các nhà phân tích và thương nhân cho biết, giá dầu cọ và dầu đậu tương hiện đang tăng vọt và có thể sớm đạt kỷ lục cao mới, chất thêm gánh nặng lên vai người tiêu dùng – vốn đang "quay cuồng" vì chi phí nhiên liệu và thực phẩm tăng như lốc xoáy.
James Fry, chủ tịch công ty tư vấn hàng hóa LMC International, cho biết: "Chúng ta đang đối mặt với một cơn bão hoàn hảo."
Người mua đang phải vật lộn để đảm bảo nguồn cung thay thế sau khi Indonesia, nước xuất khẩu dầu cọ hàng đầu thế giới - loại dầu ăn được sản xuất nhiều nhất - hạn chế xuất khẩu vào năm nay, trong khi hạn hán ở Nam Mỹ làm giảm sản lượng dầu đậu tương - loại dầu ăn được sản xuất nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau dầu cọ.
Giá dầu ăn toàn cầu kéo dài chuỗi thời gian tăng cao kỷ lục hoặc cao nhất trong nhiều năm do không chắc chắn về nguồn cung.
Gần đây, do thị trường dầu cọ và dầu đậu tương có nhiều xáo trộn, những người mua dầu thực vật trông cậy vào dầu hướng dương, loại dầu được sản xuất nhiều thứ tư sau 2 loại dầu trên và dầu hạt cải, để thu hẹp khoảng cách về nguồn cung. Tuy nhiên, xung đột giữa Nga và Ukraine gia tăng đang làm dấy lên lo ngại về việc nguồn cung loại dầu này cũng có nguy cơ bị gián đoạn.
Sandeep Bajoria, chủ tịch Hiệp hội Dầu Hướng dương Quốc tế, cho biết việc bốc xếp và bốc dỡ ở các tàu chở dầu hướng dương từ Ukraine đã bị trì hoãn ít nhất 1 tuần. Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất dầu thực vật Ấn Độ, Sudhakar Desai, cho biết các chuyến hàng hiện đã bị hoãn và chưa chắc chắn về thời gian giao hàng. Nếu việc vận chuyển từ Ukraine đến Ấn Độ bị dừng lại thì thị trường Ấn Độ sẽ thiếu cung nghiêm trọng. Độ là nhà nhập khẩu dầu ăn toàn cầu hàng đầu. Mặc dù Ấn Độ mua dầu cọ từ Indonesia và Malaysia, nhưng nước này chủ yếu nhập khẩu dầu cọ từ Argentina và Brazil, và dầu hướng dương từ Nga và Ukraine. Việc New Delhi xoay trục sang các loại dầu thay thế có thể đẩy giá dầu cọ Malaysia và dầu đậu tương Mỹ tăng mạnh thêm nữa.
Bajoria, giám đốc điều hành của một trong những công ty môi giới dầu ăn lớn nhất Ấn Độ -Sunvin Group, cho biết: "Dầu hướng dương hiện là loại dầu ăn rẻ nhất, nhưng người mua vẫn nghi ngờ về việc giao hàng. Họ đang hướng tới dầu đậu tương và dầu cọ". Ấn Độ là nước nhập khẩu dầu ăn hàng đầu thế giới.
Các nhà giao dịch cho biết, tại Ấn Độ, dầu cọ thô và dầu đậu tương kỳ hạn tháng 3 đang được chào bán ở mức giá cao kỷ lục, 1.700 USD/tấn (bao gồm CIF), so với 1.620 USD đối với dầu hướng dương thô.
Người mua có rất ít cơ hội lựa chọn
Giá dầu cọ thường rẻ hơn khá nhiều so với dầu dầu hướng dương và dầu đậu tương, nhưng việc hạn chế xuất khẩu của Indonesia đã đẩy giá loại dầu nhiệt đới này tăng 27,5% trong năm nay, mức tăng nhiều hơn bất kỳ loại dầu đối thủ nào khác.
Điều đó đã làm chậm lại việc mua hàng từ những người mua nhạy cảm với chi phí ở Ấn Độ và Trung Quốc, những người đã hy vọng giá sẽ yếu đi, một đại lý có trụ sở tại Kuala Lumpur cho biết.
Tuy nhiên, việc lượng hàng dự trữ trong nước tại các trung tâm tiêu dùng chủ chốt bị thắt chặt có nghĩa là những nước nhập khẩu đó có thể sẽ phải sớm khôi phục trở lại lượng tích trữ. Họ không có sự lựa chọn và buộc phải bổ sung hàng dự trữ với giá cao kỷ lục.
Giá dầu thực vật trên toàn cầu tính bằng USD/tấn.
Bất chấp những căng thẳng địa chính trị, dầu hướng dương vẫn là một lựa chọn phổ biến của những khách hàng tiềm năng.
Sudhakar Desai, chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất dầu thực vật Ấn Độ (IVPA) cho biết: "Trong ngắn hạn, nguồn cung cấp dầu hướng dương có thể bị gián đoạn, nhưng một khi tình hình bình thường trở lại, nguồn cung cấp dầu hướng dương sẽ tăng lên"
Xuất khẩu dầu hướng dương từ Ukraine có thể tăng lên 6,6 triệu tấn trong niên vụ 2021/22, từ mức 5,3 triệu tấn năm 2020/21, theo ước tính của Hội các nhà xuất dầu hướng dương Ukraine.
Theo giới kinh doanh dầu thực vật, trong khi vẫn còn đó sự không chắc chắn xung quanh việc xuất khẩu dầu hướng dương từ khu vực Biển Đen, giá dầu ăn trên toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng trừ khi Indonesia dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu.
"Chỉ có Indonesia mới có thể cứu vãn người tiêu dùng. Chúng tôi không thể dựa vào cây đậu tương và dầu đậu tương vì quy mô trồng đậu tương liên tục bị thu hẹp ở Nam Mỹ", một đại lý dầu thực vật lớn cho biết.
Tham khảo: Reuters