MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyện cuối tuần: Câu chuyện tuyển người tài "ngoài gia tộc" tại các doanh nghiệp gia đình

22-05-2021 - 08:34 AM | Doanh nghiệp

Chuyện cuối tuần: Câu chuyện tuyển người tài  "ngoài gia tộc" tại các doanh nghiệp gia đình

Một nghiên cứu của Noam Wasserman được chỉ ra rằng "Thế lưỡng nan của các nhà sáng lập doanh nghiệp" là việc kế nghiệp và chuyển giao quyền lực".

IVY Moda là một thương hiệu thời trang Việt Nam, được thành lập từ năm 2005 bởi nhà sáng lập Nguyễn Vũ Anh – một doanh nhân thế hệ 7x, từng đi học và kinh doanh ở Nga. Ông Nguyễn Vũ Anh cũng từng kinh doanh trong nhiều lĩnh vực trước khi sáng lập IVY Moda. Tại IVY Moda các nhà thiết kế đều là người Việt, nhắm đến thị trường nội địa và đối tượng khách hàng chủ yếu là phụ nữ. Trang chủ của công ty cũng ghi nhận IVY Moda muốn mang đến cho khách hàng vẻ đẹp hiện đại, tự tin thông qua các sản phẩm thể hiện cá tính và xu hướng.

Là thương hiệu thời trang Việt, được sáng lập và lãnh đạo bởi ông Nguyễn Vũ Anh, do vậy, mới đây nhất, việc IVY Moda đã bổ nhiệm một nữ CEO 8x – bà Lê Thị Ngọc Linh – một "người ngoài gia tộc" - đã là đề tài được giới thời trang quan tâm. Tân CEO Ngọc Linh từng học MA International Business tại Anh trong 1,5 năm trong lĩnh vực bán lẻ thời trang, đặc biệt là logistics và chuỗi cung ứng.

Câu chuyện về CEO "ngoài gia tộc" tại IVY Moda

Không thể phủ nhận mô hình doanh nghiệp gia đình đã tồn tại từ rất lâu, có truyền thống, đóng góp lớn cho GDP cả nước. Tạp chí Forbes thống kê cho thấy 100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất Việt Nam đóng góp khoảng 25% GDP của cả nước.

Tại Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp gia đình, điển hình như nhà Tân Hiệp Phát, Tập đoàn IPP của ông Johnathan Hạnh Nguyễn, gốm sứ Minh Long, nhà "mía đường" Đặng Văn Thành, gia đình ông Vưu Khải Thành của thương hiệu Biti's... Trong những doanh nghiệp mang tính gia đình đó, CEO là "người ngoài" lại càng hiếm. Một trong những nguyên nhân là nỗi lo về sự phân tán quyền lực, là nỗi lo về niềm tin nơi người lãnh đạo, đặc biệt là nỗi lo về những sai lầm trong chiến lược điều hành, phát triển doanh nghiệp.

Một nghiên cứu của Noam Wasserman được chỉ ra trong cuốn sách "Thế lưỡng nan của các nhà sáng lập doanh nghiệp" là việc kế nghiệp và chuyển giao quyền lực. Tuy vậy, hiện nay xu hướng "tuyển người tài" ngoài gia tộc đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. CEO của Tập đoàn khách sạn Mariott là một ví dụ. Vị cựu CEO thứ 3 của Tập đoàn này là ông Aeenr M. Sorenson – mội người ngoài được mời về điều hành công ty.

Nhà sáng lập IVY Moda Nguyễn Vũ Anh cho rằng, tại IVY Moda, thậm chí các nhân viên còn không có cảm giác đây là công ty gia đình. Cơ hội thăng tiến cho các nhân viên là như nhau "mấy nghìn người đang làm việc cho IVY Moda, nhưng con cháu nhà tôi chưa đếm hết một bàn tay" – ông Nguyễn Vũ Anh cho biết – "tất cả các vị trí chủ chốt và đi cùng tôi để xây dựng IVY Moda như ngày này đều được tuyển dụng từ bên ngoài".

Chuyện cuối tuần: Câu chuyện tuyển người tài  ngoài gia tộc tại các doanh nghiệp gia đình - Ảnh 1.

Người sáng lập Ivy Moda - ông Nguyễn Vũ Anh.

Nói về vị lãnh đạo mới – CEO Lê Thị Ngọc Linh – ông Nguyễn Vũ Anh chia sẻ "nhờ khối kiến thức chuyên sâu được học từ nước ngoài, Linh đã giúp công ty xây dựng hệ thống bán lẻ, tối ưu kênh bán hàng và kiểm soát tốt vấn đề hàng tồn kho. Linh là một lãnh đạo trẻ nhưng có tính cách kiên quyết, mạnh mẽ, không ngại đưa ra những ý tưởng mới từ khi còn là Phó Tổng Giám đốc IVY Moda".

Còn tân CEO Ngọc Linh chia sẻ, năm 2014, nhận lời mời về làm việc cho IVY Moda, cô cũng khá bất ngờ và nhiều băn khoăn. Các doanh nghiệp với thương hiệu thời trang lúc đó hầu hết đều phát triển nội bộ với nhân lực "trong gia đình", liệu cô về đó có phù hợp? Tuy nhiên, sau khi chuyện trò với nhà sáng lập Nguyễn Vũ Anh, cô thấy có nhiều điểm đồng thuận và đã quyết định chọn IVY Moda làm nơi phát triển sự nghiệp của mình.

CEO Ngọc Linh cũng cho biết, khi về làm việc tại IVY Moda, cô đã nhận ra đây là môi trường công bằng để mọi người cùng phát triển, không mang tính chất doanh nghiệp gia đình. Ngọc Linh đã gắn bó với IVY Moda từ đó đến nay. Nữ CEO chia sẻ, trước mắt cô sẽ tập trung quản lý công ty theo hướng chắc chắn và bền bỉ, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh và sự cạnh tranh gay gắt của các thương hiệu thời trang nước ngoài tại Việt Nam. Hiện IVY Moda chú trọng đến chuyển đổi số nhằm thúc đẩy bán hàng online. Cả 2 kênh bán hàng online và offline đang trợ lực cho nhau khá tốt. Công ty đang duy trì hoạt động với tỷ trọng 20% online và 80% offline và dần dịch chuyển cán cân này trong thời gian tới.

Chuyện cuối tuần: Câu chuyện tuyển người tài  ngoài gia tộc tại các doanh nghiệp gia đình - Ảnh 2.

Bà Lê Thị Ngọc Linh tại một show diễn thời trang của Ivy Moda.

Trong khi đó, ông vua thời trang Johnathan Hạnh Nguyễn đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiểm Tổng giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP)... còn vợ ông, bà Lê Hồng Thủy Tiên hiện là Tổng giám đốc tập đoàn IPP Group, 2 con trai Louis Nguyễn và Phillip Nguyễn cũng tham gia vào hoạt động kinh doanh của IPP.

Định hướng cho thế hệ F2 tại các doanh nghiệp gia đình

Phân tích của PwC tại đợt Khảo sát doanh nghiệp gia đình 2021 cho thấy các doanh nghiệp gia đình đã chuyển hướng đa dạng hóa kinh doanh và có cơ cấu quản lý bởi nhân sự ngoài gia đình nhiều hơn. Khảo sát cũng ghi nhận khoảng 52% số doanh nghiệp gia đình tại Việt Nam dự kiến thế hệ kế nghiệp sẽ thành cổ đông lớn trong tương lai, tuy nhiên khoảng 36% trong số đó cho biết đã định sẵn một kế hoạch kế thừa một cách chính thức và minh bạch.

Tại IVY Moda, Chủ tịch HĐQT công ty, ông Nguyễn Vũ Anh cũng đã định hướng cho thế hệ F2 của mình. Ông cho biết con trai lớn của ông tốt nghiệp Học viện thời trang New York khoa Quản trị thời trang, được học đúng nghề để kế nghiệp bố, và đã về IVY Moda làm việc được 3 năm. Con gái thứ 2 đang học thiết kế thời trang tại một trường đại học danh tiếng cũng tại New York.

Người đứng đầu thương hiệu thời trang IVY Moda chia sẻ "Lê Thị Ngọc Linh đã tỏ rõ được bản lĩnh người đứng đầu, nhất là trong giai đoạn Covid-19, biến nguy thành cơ, đẩy mạnh mảng bán hàng online đồng thời tranh thủ di chuyển những cửa hàng ở vị trí không thuận lợi về vị trí đắc địa hơn. Tôi nghĩ đây là thời điểm chín muồi để giao lại vị trí CEO cho Ngọc Linh".

Tại Tân Hiệp Phát, công việc kinh doanh cũng đang dần được chuyển giao điều hành sang 2 con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích. Ở thương hiệu Biti's, ông Vưu Khải Thành là một trong những doanh nghiệp gia đình gốc Hoa nổi tiếng tại Việt Nam. Ông khởi nghiệp từ thập niên 1980, thời điểm đất nước bắt đầu mở cửa với hai tổ sản xuất Bình Tiên và Vạn Thành. Đến thập niên 1990, Bình Tiên chuyển hướng sang tập trung thị trường nội địa và nhanh chóng trở thành thương hiệu số 1 dành cho học sinh, thiếu nhi với thông điệp nổi tiếng "Nâng niu bàn chân Việt".

Khoảng 3 năm trở lại đây, Biti’s đã có sự trở lại khá ngoạn mục với những chiến dịch marketing thu hút sự chú ý mạnh mẽ, mở rộng đối tượng khách hàng của mình đến nhóm thanh niên trẻ, thay vì giới hạn cho học sinh và thiếu nhi như trước. Năm 2018 ông Thành trao lại chức vụ tổng giám đốc cho con gái đầu là Vưu Lệ Quyên, năm nay 39 tuổi.

Trở lại với IVY Moda, nói về chuyện phân quyền trong tương lai, nhà sáng lập Nguyễn Vũ Anh cũng chia sẻ thật "cũng có thể sau này, khi con trai tôi đủ vững vàng để chèo lái tốt hơn Ngọc Linh chẳng hạn, thì lúc đó cậu ấy sẽ làm CEO, còn Linh lại thay tôi làm Chủ tịch, còn tôi làm cố vấn thôi. Tôi thích nhất là đi chơi!".

Còn nói về việc này, tân CEO chia sẻ lòng "Nhân lực trong ngành bán lẻ, đặc biệt là bán lẻ thời trang cực kỳ hạn chế. Nên muốn thương hiệu Việt phát triển được thì việc tiếp nhận nhân sự mới, đào tạo và đi đường dài là câu chuyện quan trọng nhất".

Thành Trung

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên