Chuyện cuối tuần: Gieo suy nghĩ gặt hành động - gieo hành động gặt thói quen
Không thể nào thay đổi Ngày hôm qua, nhưng Ngày hôm nay vẫn còn cơ hội.
- 28-06-2017Chuyện tối thứ 4: Bạn muốn chặt cây nào? hãy lên kế hoạch trước khi trả lời
- 21-06-2017Chuyện tối thứ 4: Phải có hai hòn đá mới có thể đánh lửa
- 18-06-2017Chuyện cuối tuần: Nếu cơ hội không gõ cửa, hãy tạo ra một cánh cửa
- 14-06-2017Chuyện tối thứ 4: "Giờ thì con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi…"
- 11-06-2017Chuyện cuối tuần: Rắc rối không phải biển báo cấm, chúng chính là những tấm biển chỉ đường
- 07-06-2017Chuyện tối thứ 4: Bạn không thể thay đổi hướng gió, nhưng hoàn toàn có thể thay đổi đường đi
- 04-06-2017Chuyện cuối tuần: Giá là thứ bạn phải trả, nhưng giá trị mới là thứ mà bạn nhận được
"Không có hoàn cảnh nào tuyệt vọng, chỉ có người tuyệt vọng vì hoàn cảnh"
Một sáng cuối tuần đẹp trời, một vị doanh nhân đang tản bộ dọc vỉa hè. Đi qua góc đường cạnh nhà thờ nọ, bỗng ông để mắt tới một người mù ngồi đó với tấm bảng đề dòng chữ: “Tôi mù, xin mọi người rủ lòng thương”.
Lại gần, vị doanh nhân nhìn vào chiếc mũ rách bên cạnh – chỉ có mấy đồng tiền lẻ.
Ông liền rút ví bỏ vào mũ người đàn ông 1 đồng tiền. Không dừng lại ở đó, ông còn rút tấm bảng giấy lên, lấy chiếc bút trong túi áo ra, quay ngược tấm bảng và viết lên đó mấy dòng chữ.
Xong, ông cắm lại tấm bảng và đứng lên rời khỏi đó.
Chẳng mấy chốc, người qua kẻ lại nhìn những dòng chữ ấy, liền bỏ tiền vào mũ ông. Cứ thế đến hết ngày, chiếc mũ của người đàn ông mù đã đầy các tấm lòng của người qua lại.
Chiều muộn về qua góc ấy, doanh nhân bất ngờ thấy lão ăn xin mù vẫn còn đứng đó, “đồ nghề” đã thu dọn như có ý chờ ai.
Nghe bước chân quen, người mù cất tiếng hỏi: “Anh đã làm gì mà hôm nay lại nhiều người cho tôi như vậy?”
Tôi chỉ viết lại dòng chữ khác trên tấm bảng: “Hôm nay là một ngày dẹp trời, nhưng tôi không nhìn thấy”.
Có đôi lúc, một góc nhìn khác hẳn sẽ đưa đến cho bạn một kết quả khác. Cũng vậy, trong kinh doanh, khi gặp khó khăn bạn hãy đừng bao giờ từ bỏ. Có câu nói "Thuyền đến đầu bờ tất thẳng", mọi vấn đề đều có hướng giải quyết hợp lý, chỉ là bạn có chịu khó tìm hay không thôi. Không thể nào thay đổi Ngày hôm qua, nhưng Ngày hôm nay vẫn còn cơ hội.
Rút kinh nghiệm từ thành công cũng quan trọng nhưng học hỏi từ thất bại mới là yếu tố quyết định thành công. Dù kinh doanh trong lĩnh vực nào, dù gặp khó đến đâu, hãy luôn nhớ rằng khi một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa khác lại mở ra. Ðiều bạn cần làm là thôi không chờ đợi nơi cánh cửa đã đóng, hãy tìm một cánh cửa khác đang mở ra cho mình.
Câu chuyện về Cáo và Nhím cũng là một bài học sâu sắc. Chuyện kể rằng, một con cáo đang bơi sang bên kia sông và sức của nó chỉ vừa đủ để bơi vào bờ - nó bị thương nhẹ và đã kiệt sức vì đã cố gắng bơi trên dòng nước chảy xiết.
Ngay sau đó, một đàn ruồi nghe mùi máu lập tức bay lại để hút máu. Nhưng con cáo vẫn nằm bất động, vẫn còn quá mệt để chạy khỏi chúng.
Đột nhiên một con nhím đến cạnh: "Hãy đề tôi xua đuổi những con ruồi hộ anh nhé"- Nhím tử tế nói.
"Không...không", con cáo la lên
"Đừng nhiễu loạn chúng! Cứ để chúng lấy những gì có thể. Nếu bạn xua chúng, đám ruồi đó một lần nữa sẽ tấn công và lấy thêm máu của tôi."
Chịu đựng điều xấu đôi khi sẽ tốt hơn khi bạn phải đối diện với nguy cơ mà điều xấu đó đem lại. Thực ra, trong kinh doanh, có những lúc bạn và đối thủ cạnh tranh khốc liệt. Hãy nhớ rằng, đừng bao giờ tạo nên kẻ thù trong kinh doanh, đặc biệt đừng tự mình tạo điều kiện cho những kẻ thù mới sinh ra.
Một nguyên tắc quan trọng trong kinh doanh là phải tìm cách cùng sống với đối thủ cạnh tranh của mình, và luôn cảnh giác để đảm bảo bạn không bị đánh bại. Để cạnh tranh lành mạnh bạn không nên dễ dàng chọn những cách thức thực hiện phi đạo đức, hay các chiến thuật bẩn thỉu để chiếm lấy thị phần.
Thậm chí đôi hãy nghĩ đến chiến thuật vừa cạnh tranh vừa giúp đối thủ của mình nếu nó giúp thị trường tổng thể phát triển. Nếu biến đối thủ cạnh tranh thành bạn cùng bán hàng, bạn sẽ có lợi hơn nhiều. Lợi khi không phải đua nhau hạ giá, có khi lại còn "mượn sức" nhau trong những hợp đồng lớn.