Chuyển đổi kỹ thuật số mở ra cơ hội phát triển cho doanh nghiệp
Chuyển đổi kỹ thuật số (Digital transformation) trong sự lan tỏa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không còn là lựa chọn, mà là hướng phát triển tất yếu của doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội - Đây là nhận định của nhiều chuyên gia công nghệ trước điều kiện phát triển nhanh chóng của xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số, hình thành nên cơ sở dữ liệu thế hệ mới tại Việt Nam.
Thị trường Việt Nam chuyển mình trước thời đại kỹ thuật số
Allen Bonde, một nhà phân tích của Forrester Research đã đưa ra dự đoán 5 xu hướng Digital transformation sẽ trở thành xu hướng trong năm 2019 với nhiều cơ sở khả quan. Những xu thế này đang dần hình thành ngay tại thị trường Việt Nam trong thời đại bùng nổ của ngành CNTT. Đó là việc các thay đổi trong Digital transformation sẽ tập trung vào tính đột phá sáng tạo; Sự trở lại của operational efficiency khi các công ty sẽ đẩy nhanh kế hoạch số hóa các hoạt động; Vai trò của PM (Product Manager) sẽ có sự thay đổi khi yêu cầu của khách hàng ngày một tăng cao; Sự vươn lên của B2B platforms và commerce; AI sẽ trở thành một phần không thể tách rời của Digital.
Nhiều khảo sát đã cho thấy, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tiềm năng phát triển kinh tế kỹ thuật số mạnh mẽ nhất trên thế giới. Được dự báo sẽ tăng trưởng từ 30 - 50% trong những năm tới, ngành thương mại điện tử và kinh tế kỹ thuật số chắc chắn là xu hướng còn tiếp diễn trong tương lai. Đổi mới kỹ thuật số đang là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo và cũng là một nhân tố quan trọng để các doanh nghiệp trên toàn thế giới duy trì lợi thế cạnh tranh và sự cần thiết đối với khách hàng – và đó cũng là cách doanh nghiệp kiến tạo tương lai.
Trong báo cáo "Kinh tế kỹ thuật số ở châu Á: Chỉ dẫn những cơ hội trên toàn cầu", công ty thanh toán điện tử lớn của Mỹ - Payoneer đã đánh giá “Việt Nam cho thấy tiềm năng đặc biệt trong không gian thương mại điện tử nhờ vào kinh tế và lịch sử sản xuất". Báo cáo về ứng dụng mua sắm tại Việt Nam của Nielsen cũng cho thấy Việt Nam chỉ đứng sau Singapore về tổng thời gian người dùng trực tuyến. Số người dùng điện thoại di động tại Việt Nam chiếm 95%, trong đó điện thoại thông minh chiếm đến 78%.
Thanh toán điện tử là một bước quan trọng trong tiến trình số hóa của doanh nghiệp. Trước đây, việc thanh toán điện tử tại Việt Nam mới dừng lại ở việc sử dụng thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, Internet banking, Mobile banking, ví điện tử... Hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các phương thức thanh toán mới như dịch vụ Mobile POS, thanh toán qua QRCode, chuyển tiền xuyên biên giới qua nền tảng Blockchain...
Kết nối với Fintech giúp đẩy nhanh chuyển đổi kỹ thuật số tại doanh nghiệp
Các doanh nghiệp trong tất cả mọi ngành kinh tế đều thu được nhiều lợi ích to lớn từ quá trình số hóa, trong đó công nghệ thông tin đang tạo ra sự khác biệt và hỗ trợ các quy trình nghiệp vụ thường xuyên. Các doanh nghiệp truyền thống đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các công ty phát triển trên nền tảng kỹ thuật số, tích hợp cổng thanh toán điện tử, đẩy mạnh phương thức vận chuyển mới… Kết nối với Fintech giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, nhất là về tiện ích thanh toán.
Mới đây, trong Hội thảo “NTT DATA Digital Transformation”, NTT DATA và Payoo đã giới thiệu Next Generation Database (Cơ sở dữ liệu thế hệ mới) thông qua phương thức sàng lọc Merchant là giải pháp tự động thu thập và phân tích thông tin từ CSDL bên trong/bên ngoài và thậm chí từ internet giúp tối ưu hoạt động bán hàng và quản lý tài khoản khách hàng hiệu quả. Cơ sở dữ liệu này giúp tổ chức và quản lý các loại dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc cho doanh nghiệp, đồng thời cho phép áp dụng các công cụ phân tích hiện đại để hiểu rõ hơn về hành vi khách hàng và xu hướng của khách hàng trong tương lai.
Trong số các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Fintech, Payoo được đánh giá là một trong những trung gian thanh toán được đánh giá là cung cấp dịch vụ đa dạng và sở hữu nhiều tiện ích cho người dùng. Payoo hiện đang cung cấp cổng thanh toán cho nhiều trang thương mại điện tử và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trực tuyến. Mọi giao dịch thanh toán qua cổng Payoo đều được mã hóa bằng SSL, các kết nối với đối tác đều được chứng thực bằng chữ ký điện tử và tuân thủ các quy trình theo chuẩn ISO 27001:2013 về an toàn thông tin và chuẩn PCI-DSS về an toàn thông tin và bảo mật quốc tế.
Payoo cũng phát triển giải pháp Payoo Mobile POS (mPOS) nhằm hỗ trợ thanh toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đáp ứng khả năng chấp nhận thẻ ngân hàng. Payoo mPOS là giải pháp thanh toán thẻ bằng thiết bị mPOS đi kèm với chức năng như thanh toán hàng hóa, quản lý doanh thu, phân quyền làm việc,... chủ yếu được dùng tại các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, các đơn vị vận chuyển...
Hệ thống máy POS/mPOS của Payoo có thể xuất ra mã QR Code để hỗ trợ khách hàng trong quá trình mua hàng và được thanh toán nhanh chóng bằng cách dùng ứng dụng Mobile banking (hỗ trợ thanh toán qua ứng dụng mobile banking của 16 ngân hàng) và ứng dụng Payoo để quét mã. Ngoài ra, Payoo cũng cung cấp các tiện ích có thể tùy biến và các dịch vụ giải pháp quản lý bán hàng, giải pháp quản lý đội giao hàng và thu tiền.
Trong quá trình phát triển, Payoo luôn định hướng sẽ là cánh tay nối dài trong việc cung cấp nền tảng thanh toán, nền tảng công nghệ cho các doanh nghiệp.