Chuyển đổi số: Áp lực và động lực tăng trưởng cho ngành bán lẻ
Mặc dù được đánh giá là đầy tiềm năng, nhưng thị trường bán lẻ Việt Nam không hề "dễ dãi" trước các nhà đầu tư. Hay nói khác đi là "chiếc bánh" thị phần không chia đều cho tất cả…
Ngành bán lẻ Việt Nam khởi sắc trở lại sau đại dịch
Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là đầy tiềm năng, một trong những "điểm đến" có sức thu hút mạnh mẽ với dòng vốn đầu tư của nước ngoài. Báo cáo xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021 - 2030 của Bộ Công Thương dẫn lại đánh giá của các tổ chức UNIDO, WB, INCENTRA, UN CONTRADE và EU-Vietnam Business Network (EVBN) cho biết: Thị trường trong nước hiện nay liên tục được mở rộng, xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN (sau Indonesia và Thái Lan) về quy mô bán lẻ và thương mại điện tử.
Theo khảo sát của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), trái ngược với tình trạng ảm đạm khi hàng loạt cửa hàng phải đóng cửa theo các đợt giãn cách xã hội, thị trường bán lẻ đã sôi động trở lại.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.170,2 nghìn tỉ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, dần bắt kịp tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch bệnh. Trong đó, nhóm bán lẻ hàng hóa đã đạt mức tăng trưởng khá tốt.
Dựa trên đà phục hồi này, cùng với những lợi thế của Việt Nam so với các nước trong khu vực, 91,7% số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng triển vọng kinh doanh của toàn ngành bán lẻ những tháng cuối năm 2022 sẽ khả quan hơn so với cùng kỳ các năm trước đó. Chỉ có 15,8% doanh nghiệp tỏ ra thận trọng với triển vọng kinh doanh của chính mình, do e ngại lạm phát và suy thoái kinh tế.
Áp lực thay đổi
Đại dịch Covid-19 đã mang đến một cú huých mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, và ngành bán lẻ không phải là ngoại lệ. Nhìn vào sự phát triển sôi động của thương mại điện tử những năm gần đây cũng như trong hai năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của Covid-19, 2020 -2021, có thể thấy mặc dù mua sắm trực tuyến không phải là xu hướng mới, nhưng đại dịch đã khiến nó trở thành một xu hướng phổ biến.
Xu hướng mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng đặt các nhà bán lẻ trước áp lực thay đổi
Những thay đổi trong hành vi mua sắm này khiến các nhà bán lẻ tại Việt Nam buộc phải chuyển hướng nếu không muốn "chết chìm" một cách nhanh chóng. Trong đó, các chuyên gia cho rằng, một hướng đi khôn ngoan là tập trung khai thác sâu các kênh trực tuyến, các tiện ích (app) bán hàng đồng thời tận dụng các kênh giao hàng và thúc đẩy việc tích hợp đa kênh phương tiện trong thương mại điện tử.
Chuyển đổi số bán lẻ - thách thức chính là cơ hội
Nhiều chủ doanh nghiệp còn chưa hiểu được hết tiềm năng của việc chuyển đổi số, hay ngần ngại vì sợ nó "to tát quá", tốn kém chi phí nhiều so với quy mô và doanh thu… Đề cập đến chủ đề này tại Hội nghị thượng đỉnh Martech 2022, ông Phan Tùng - CEO Abaha Global, cho biết đã tư vấn và cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho hàng nghìn chuỗi bán lẻ của doanh nghiệp và nhận thấy nhiều thách thức đang hiện hữu.
"Từ xu thế tiêu dùng hiện nay, có thể thấy cuộc chiến TMĐT nói chung và bán lẻ nói riêng không chỉ dành cho các ông lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần tạo lợi thế cạnh tranh cho riêng mình", ông Phan Tùng nói.
Ông Phan Tùng - CEO Abaha khẳng định: App TMĐT mang thương hiệu riêng của doanh nghiệp sẽ là xu thế giúp doanh nghiệp bán lẻ chuyển đổi số và tạo lợi thế cạnh tranh
Cụ thể, theo ông Phan Tùng, để giải quyết "điểm đau" này của các nhà bán lẻ, câu trả lời là cần có app TMĐT mang thương hiệu riêng của doanh nghiệp. Và app đó cần được cung cấp từ một đối tác công nghệ uy tín với các tiêu chí cụ thể như: bề dày kinh nghiệm, tốc độ hoàn thành nhanh, chi phí hợp lý, giải quyết được đúng bài toán mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Cùng với những ứng dụng như những "trợ thủ đắc lực" cho các nhà phân phối, được biết Abaha hiện đã cung cấp trọn gói các dịch vụ liên quan đến Martech, hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ bứt tốc trong thời đại số.
Cụ thể, theo ông Tùng, ứng dụng do Abaha cung cấp mang đầy đủ bộ tính năng gồm: Marketing, Loyalty, Branding, Automation, Growth hacking, Communication. Đây sẽ là những công cụ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tối ưu nguồn nhân lực đồng thời xây dựng thương hiệu.
Như vậy, các doanh nghiệp bán lẻ hiện tại có hai sự lựa chọn: Hoặc là chấp nhận chia miếng bánh thị phần, hoặc là đón lấy cơ hội để quản lý, mở rộng tập khách hàng và giữ chân họ bằng các công cụ số vượt trội.
Tổ Quốc