MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyển đổi số ngành giáo dục: Quy mô toàn cầu 172 tỷ USD, 100% trường học Việt Nam sẽ xử lý hồ sơ online đến năm 2025, mở ra cuộc cách mạnh cạnh tranh mới!

30-11-2020 - 08:13 AM | Doanh nghiệp

Ông Trần Văn Viển, đồng sáng lập, giám đốc khu vực phía Nam của Base.vn cho biết: "Thông qua tối ưu được hệ thống vận hành, các trường học sẽ tăng được lợi thế cạnh tranh. Khi mà có thể tập trung nguồn lực cho công tác giảng dạy thay vì phải giải quyết những vướng mắc trong công tác quản lý, vận hành".

Quy mô ngành công nghệ giáo dục 2020 toàn cầu lên đến 172 tỷ USD, chuyển đổi số sẽ thay đổi cạnh tranh của trường  học

Công nghệ đang thay đổi từng ngày theo xu hướng phát triển của toàn xã hội, thực tế này buộc các tổ chức giáo dục phải luôn cập nhật xu hướng liên tục nếu không muốn tụt hậu trong bối cảnh thị trường cạnh tranh.

Theo báo cáo của Edtech UK, London & Partners, mức đầu tư cho ngành công nghệ giáo dục toàn cầu là 45 tỷ GBP năm 2015, và dự kiến là 129 tỷ GBP (~171,6 tỷ USD) năm 2020. Theo Tech Crunch, đến năm 2020, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ chiếm 54% thị trường công nghệ giáo dục. Những con số này là minh chứng cho sự lan rộng của một xu hướng giáo dục trên toàn cầu cũng như khẳng định vai trò của công nghệ trong sự phát triển của ngành giáo dục.

Tại đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tính đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu 100% các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện quản lý hành chính xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng; 70% cuộc họp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục đào tạo được áp dụng hình thức trực tuyến; 70% lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện qua mạng theo phương thức học tập kết hợp (blended learning); 50% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tối thiểu mức độ 3, trong đó 30% được xử lý trực tuyến ở mức độ 4.

Đây là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm đặc biệt của nhà nước đối với hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam, cũng là nền tảng cho hệ sinh thái công nghệ phát triển đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục.

Vậy thực chất ngành giáo dục tại Việt Nam đang dịch chuyển như thế nào?

Về bản chất chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục là một cuộc cách mạng toàn diện và cần diễn ra sâu rộng trên mọi mặt trận từ khối văn phòng gồm các bộ phận như: kế toán - tài chính, hành chính - nhân sự, Marketing - truyền thống, tư vấn tuyển sinh - chăm sóc khách hàng… cho đến khối đào tạo gồm hai nhóm đối tượng chính là quản sinh và giáo viên. Chuyển đổi số cũng nên được chú trọng ở cả 3 phương diện: ứng dụng công nghệ tại cơ sở đào tạo, trong phương pháp giảng dạy và trong công tác quản lý, điều hành.

Có thể thấy rằng công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn tại các lớp học giúp cải tiến cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giảng dạy. Phòng học trong thế kỷ 21 có các bảng điện tử thông minh (thay vì bảng đen viết phấn), các bàn học thông minh thay cho các bàn học thông thường... việc học tập và đào tạo trực tuyến thông qua các phần mềm trở nên phổ biến.

Không những thế công nghệ còn được lồng ghép vào trong phương pháp giảng dạy giúp nâng cao khả năng tiếp thu của học viên. Các lớp học STEM, STEAM, Lập trình, Toán tư duy hay Tiếng Anh công nghệ… thu hút sự quan tâm đông đảo của phụ huynh, học sinh và đã mang lại những hiệu quả khác biệt cho hệ thống giáo dục.

Thậm chí công nghệ còn len lỏi vào tận tầng sâu nhất của quá trình vận hành nhằm tối ưu hiệu suất, nâng cao năng lực cạnh tranh và giúp cắt giảm đáng kể chi phí. Hệ thống quản lý lớp học trên nền tảng số (digital platform) là một ví dụ. Nó giúp giáo viên kết nối với phụ huynh và học sinh, giúp quản lý tiến độ học tập và chia sẻ nội dung bài giảng. Vooy, VNPT School và Kids Online là một số đơn vị hoạt động trong phân khúc này.

Các cơ sở đào tạo hiện nay cũng bắt đầu sử dụng phần mềm quản lý quy trình để kiểm soát các giai đoạn của học viên. Phòng Đào tạo hay bất kỳ phòng ban nào khác cũng có thể sử dụng phần mềm để quản lý công việc hay dự án, tính năng thông báo, nhắc việc hàng ngày sẽ giúp giáo viên giảm thiểu tình trạng bỏ lỡ công việc. Ở phân khúc này, hiện Base.vn đang là đơn vị đi đầu trong việc cung cấp giải pháp.

Có thể nói sự chuyển đổi dễ thấy nhất đang diễn ra mạnh mẽ trên phương diện cải tiến cơ sở vật chất hoặc đổi mới phương thức đào tạo. Tuy nhiên một khía cạnh chúng ta ít được tiếp cận hơn nhưng lại quan trọng không kém chính là chuyển đổi số ở tầng vận hành tại các cơ sở giáo dục và các trường đại học.

Một số đơn vị bắt đầu có những động thái quyết liệt hơn trong việc triển khai phần mềm vào hệ thống quản trị nhằm tối ưu vận hành và nâng cao hiệu suất. Đây là một tín hiệu đáng mừng giúp hoàn thiện lát cắt cuối cùng trong bức tranh chuyển đổi số ngành giáo dục ở Việt Nam.

Mới đây nhất, đại học Văn Lang đã ký kết hợp tác với nền tảng chuyển đổi số Base.vn nhằm khẳng định bước đi chiến lược và dài hạn hướng tới đưa Văn Lang trở thành một trong những trường đại học trẻ được ngưỡng mộ nhất Châu Á vào năm 2030. Ông Trần Văn Viển, đồng sáng lập, giám đốc khu vực phía Nam của Base.vn cho biết: "Thông qua tối ưu được hệ thống vận hành, các trường học sẽ tăng được lợi thế cạnh tranh. Khi mà có thể tập trung nguồn lực cho công tác giảng dạy thay vì phải giải quyết những vướng mắc trong công tác quản lý, vận hành".

Thảo Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên