MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyển đổi số - Nhân tố thúc đẩy ESG trong ngành Ngân hàng Việt Nam

26-12-2024 - 13:30 PM | Tài chính - ngân hàng

Chuyển đổi số - Nhân tố thúc đẩy ESG trong ngành Ngân hàng Việt Nam

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đã có khoảng 80%-90% các ngân hàng đã áp dụng một phần hoặc toàn bộ việc thực hành môi trường - xã hội - quản trị (ESG) trong hoạt động.

Với vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế, các ngân hàng được xem là mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị), không chỉ thúc đẩy tăng trưởng mà còn đóng góp trực tiếp vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và xã hội, đồng thời nâng cao tính minh bạch trong hoạt động quản trị.

Theo nghiên cứu của Tổ chức DARA International, Việt Nam là quốc gia có thể chịu tổn thất khoảng 15 tỉ USD/năm do biến đổi khí hậu, tương đương khoảng 5% GDP. Việc áp dụng các tiêu chí ESG là giải pháp để ngành Ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, cũng như nâng cao uy tín, vị thế trong nước và quốc tế.

Cụ thể, Chỉ thị 03/CT-NHNN năm 2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và mới nhất là Thông tư 17/2022/TT-NHNN quy định về quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng đã tạo ra khung pháp lý rõ ràng. Ngoài ra, nhu cầu từ nhà đầu tư cũng là động lực cho xu hướng này. Những ngân hàng có chứng chỉ ESG cũng có uy tín và vị thế cao hơn trong mắt khách hàng và đối tác.

Tuy nhiên, việc áp dụng ESG vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài lý do khách quan xuất phát từ việc thiếu tiêu chí đo lường, thách thức trong quá trình thực hiện ESG còn đến từ hai nguyên nhân chủ quan chính. Thứ nhất là thiếu dữ liệu cần thiết để theo dõi và báo cáo về hiệu suất thực hiện. Thứ hai là thiếu chuyên môn và nguồn lực nội bộ để thực hiện chiến lược ESG toàn diện.

Công nghệ và các công cụ AI mới, chính là "Đòn bẩy" cho việc triển khai ESG cho ngành ngân hàng tại Việt Nam.

Hiện nay, các ứng dụng công nghệ khi thực thi ESG đã và đang giúp quá trình thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu hiệu quả, từ đó tăng tính minh bạch và chính xác cho những quyết định quan trọng. Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể được sử dụng để đánh giá và giúp ngân hàng chủ động xác định các rủi ro tiềm ẩn.

Chuyển đổi số - Nhân tố thúc đẩy ESG trong ngành Ngân hàng Việt Nam- Ảnh 1.

Nền tảng đo lường báo cáo ESG Kỹ thuật số của ABeam Consulting

Nền tảng ESG Kỹ thuật số bao gồm 3 nội dung "Kết nối Dữ liệu" để thu thập dữ liệu ESG, "Phân tích Dữ liệu" để phân tích ESG × Hiệu suất Doanh nghiệp, "Bảng điều khiển" để kiểm tra dữ liệu ESG và kết quả.

Hơn 40 năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và bảo hiểm tại Nhật Bản và các nước châu Á, ABeam Consulting đã và đang hỗ trợ một số ngân hàng lớn tại Việt Nam tối ưu hóa quy trình cho vay thông qua ứng dụng trí tuệ nhân tạo và tạo ra một bộ xử lý thông tin chuẩn mang tên "Nền tảng ESG Kỹ thuật số" để thu thập/tích lũy/phân tích thông tin ESG rải rác, đặc biệt đã và đang áp dụng tại các công ty Nhật và triển khai trong khu vực Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, ABeam Consulting cũng đang bắt đầu kết hợp các tổ chức tài chính để thực hiện các báo cáo ESG, và xây dựng từ đầu bộ khung báo cáo nhằm đảo bảo thu thập chính xác nhất các dữ liệu cả trong công ty và cả từ các đối tác để đảm bảo dữ liệu cập nhật chính xác nhất.

Áp dụng nguyên tắc ESG vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong nước mới đang ở giai sơ khai với những cơ hội đi kèm thách thức. Hợp tác với các đối tác tư vấn quốc tế như ABeam Consulting và tận dụng giải pháp chuyển đổi số sẽ giúp các ngân hàng giành lợi thế sớm trên thị trường, tạo đà cho tăng trưởng bền vững và hình thành một khu vực tài chính vững mạnh hơn tại Việt Nam.

https://www.abeam.com/vn/en/expertise/sl259/

Ánh Dương

Tổ Quốc

Từ Khóa:
ESG

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên