MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyển động đa chiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa

13-11-2021 - 13:30 PM | Doanh nghiệp giới thiệu

Chuyển động đa chiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa

Chuyển động đa chiều là chương trình do Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Nam Bộ sản xuất và được phát sóng trên kênh VTV9 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Chương trình có sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).

Trước phiên chiều 10/11, mức bán chồng của khối ngoại tăng lên con số 653 tỷ đồng trên cả 3 sàn HOSE, HNX, UPCOM. Số lượng cổ phiếu đã tăng kịch trần lên con số 83; một con sóng ngầm của cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa dường như đang diễn ra trên sàn chứng khoán.

Cổ phiếu thuộc ngành sản xuất thiết bị, thủy sản, dầu khí bay cao; trong đó ngành dầu khí đã có màn tăng trần của các mã PLX, PSG, CNG. Trong phiên ngày 10/11/2021 PAN xuất hiện các khối giao dịch thỏa thuận lớn ngay tại giá sàn.

Chỉ số chứng khoán của lĩnh vực vật liệu xây dựng giảm đáng kể, áp lực nặng nhất đến từ các mã cổ phiếu ngành thép; trong khi đó cổ phiếu xi măng cũng đỏ giá. Trong suốt 5 ngày giao dịch gần nhất, khối ngoại đều mua ròng tại HOSE dù giá trị mua ròng không lớn; đây cũng là sự hỗ trợ cho việc chỉ số VN-Index leo lên các mốc điểm kỷ lục.

Trong những ngày gần đây tại thị trường Việt Nam có 1,5 tỷ cổ phiếu được giao dịch trung bình mỗi phiên; những phiên giao dịch từ 1 tỷ đến 2 tỷ USD thường trực xuất hiện. Điều này có thể khẳng định là dòng tiền không rút ra khỏi thị trường mà luân chuyển giữa các nhóm ngành, nhưng hầu hết là mang tính chất đầu cơ.

Sự luân chuyển dòng tiền này đang tạm chia theo 4 nhóm

Nhóm đầu tiên là nhóm hưởng lợi từ giá hàng hoá, năng lượng thế giới tăng. Giá dầu đã lên các đỉnh mới khiến nhiều cổ phiếu họ là P từ lớn đến nhỏ như GAS, PVD, PVS đều tăng 30-40% thị giá. Nhóm phân bón thậm chí còn tăng mạnh hơn khi có mức tăng khoảng trên 100%. Tuy nhiên, mức tăng này sau đó đã chậm dần lại.

Chuyển động đa chiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa - Ảnh 1.

Nhìn ra toàn thị trường, thống kê từ FiinPro cho thấy, đến nay đã có 897/1735 doanh nghiệp và ngân hàng niêm yết đã công bố chính thức hoặc đưa ra ước tính kết quả kinh doanh quý 3/2021. Theo đó, lợi nhuận sau thuế quý 3 của 897 doanh nghiệp tăng 14,7% so với cùng kỳ, luỹ kế 9 tháng năm 2021, lợi nhuận sau thuế toàn thị trường tăng 56,3% so với cùng kỳ.

Những nhóm cổ phiếu được nhà đầu tư kỳ vọng vào sự hưởng lợi đó là nhóm xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng và gián tiếp theo sau là bất động sản. Nhiều cổ phiếu thuộc nhóm này như DIG đã tăng cả 100%, ít hơn cũng đâu đó 40-50%. Nhìn về trung và dài hạn, đây vẫn được coi là nhóm còn nhiều dư địa để tăng giá, nhưng cũng có chuyên gia cũng lưu ý sự phân hoá trong nhóm ngành này. Thời gian qua vẫn ghi nhận 1 số cổ phiếu tăng mạnh bất chấp kết quả kinh doanh bết bát có thể gây rủi ro

UPCOM: Điểm đến mới của dòng tiền chứng khoán

Sàn UPCOM với biên độ giao dịch 15% một ngày, gấp đôi so với HOSE là 7% và gấp rưỡi HNX là 10%, không ít nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội sinh lời nhanh và lớn tại sàn giao dịch này. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến nghị cần phân tích kỹ càng tinh hình thực tế của doanh nghiệp, hạn chế mua bán theo tin đồn hoặc mua cổ phiếu chỉ dựa theo sự liên quan theo nhóm ngành.

Cơ hội là có bởi trên UPCOM có những doanh nghiệp đủ chuẩn lên HOSE hay HNX nhưng vẫn ở lại UPCOM. Tính trong 6 tháng trở lại đây, chỉ số cũng những giá trị giao dịch của UPCOM cũng đã tăng gấp đôi.

Thị trường tăng thì tất cả cùng tăng, mặc dù mức tăng dòng tiền vào nhóm rủi ro nhanh và mạnh hơn nhưng phân bổ dòng tiền vào nhóm an toàn chiếm ưu thế. Kết hợp với sự luân chuyển ngành, dòng tiền có xu hướng tìm đến các nhóm ngành trung tính và an toàn trong thời gian vừa qua, cụ thể hơn là hướng đến những cổ phiếu có yếu tố cơ bản và có dư địa phục hồi trong quý 4 và sang cả năm 2022.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên