MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia cảnh báo: Trẻ không bị la mắng, đánh đòn vẫn tổn thương tâm lý vì điều này

23-08-2022 - 16:43 PM | Sống

Tưởng rằng trẻ con biết gì đâu mà căng thẳng và lo âu, nhưng thực tế trẻ con vẫn có thể bị, thậm chí còn là đối tượng dễ bị tổn thương hơn hết.

Những trận đòn roi và tiếng la mắng của người lớn không chỉ ảnh hưởng đến thân thể trẻ mà còn có thể khiến chúng tổn thương não và tăng nguy cơ tự tử, đó là cảnh báo của các chuyên gia y tế. Tuy nhiên, có một kiểu hành xử của cha mẹ có thể gây ra vấn đề tâm lý cho con, không liên quan đến bạo lực hay quát mắng. Đó chính là "bỏ rơi" hay bị "lãng quên".

Chuyên gia Anh Nguyễn, tác giả của cuốn sách "Làm mẹ không áp lực" dẫn một nghiên cứu tại ĐH Bang San Diego, Mỹ cho thấy: Trẻ bị "bỏ rơi" bởi chính cha mẹ sẽ lao vào xem clip nhảm, điện thoại, ipad, chơi game mỗi ngày. Cha mẹ có thể đã dành quá nhiều thời gian để kiếm tiền, lo toan mọi thứ, nhưng quên mất trò chuyện, vui chơi cùng trẻ, và không nhận ra rằng trẻ mỗi ngày đang không hạnh phúc.

Chuyên gia cảnh báo: Trẻ không bị la mắng, đánh đòn vẫn tổn thương tâm lý vì điều này - Ảnh 1.

Chuyên gia Anh Nguyễn.

Với những đứa trẻ bị tổn thương tâm lý khi nhỏ, các nhà nghiên cứu tại ĐH Harvard và MIT nhận ra rằng những đứa trẻ này lớn lên thường không vui vẻ và hạnh phúc và chúng cũng không thể chủ động theo đuổi hoài bão và những điều tốt đẹp trong cuộc sống như những trẻ khác.

Chuyên gia Anh Nguyễn cho rằng, thực tế, ranh giới giữa một đứa trẻ hạnh phúc và không hạnh phúc là rất mong manh, phụ thuộc lớn vào cách mà cha mẹ tương tác với trẻ.

Vậy, khi nào trẻ có thể bị tổn thương tâm lý?

1. Khi cha mẹ đánh hoặc la mắng. Nó chỉ làm trẻ hoảng sợ, mà không học được bài học về hành vi đó. Thay vào đó, trẻ nên được cha mẹ giáo dục cách nhận ra hành vi sai và đúng.

2. Thường xuyên so sánh trẻ, đặc biệt giữa các anh chị em với nhau: Thay vào đó, mọi đứa trẻ nên được khuyến khích và động viên, đặc biệt khi chơi hoặc tham gia 1 hoạt động mới vì mỗi đứa trẻ sẽ có thế mạnh và thế yếu khác nhau. Thất bại và thành công là 2 mặt luôn tồn tại như 2 mặt "hình và số" của đồng xu. Cảm giác vui khi thành công ai cũng biết, nhưng cảm giác của sự thất bại không phải ai cũng biết. Dạy trẻ học và hiểu cả 2 cảm giác là bài học quan trọng khi trẻ còn nhỏ.

Cùng với so sánh, làm thay, bao che hay lấp liếm vấn đề, lỗi sai là một cách làm yếu đi khả năng phát huy năng lực của trẻ. Luôn giúp trẻ tư duy và suy nghĩ hướng giải quyết vấn đề thay vì suy nghĩ giúp trẻ, luôn gợi mở để trẻ đưa ra quyết định trong mọi tình huống.

Chuyên gia cảnh báo: Trẻ không bị la mắng, đánh đòn vẫn tổn thương tâm lý vì điều này - Ảnh 2.

Thực ra khi phải lựa chọn giữa cha mẹ và màn hình, trẻ luôn chọn gia đình. Nhưng, nếu trẻ cảm thấy cha mẹ yêu thương công việc hơn trẻ thì trẻ cũng không cảm thấy vui gì khi chơi với cha mẹ.

3. Dành thời gian tranh cãi lẫn nhau, đặc biệt trước mặt trẻ: Thay vì vậy hãy thống nhất, yêu thương và cùng dạy dỗ con cái. Cha mẹ nên dành thời gian cùng chơi với trẻ, thống nhất cách đáp ứng khi trẻ sai phạm. Điều này sẽ mang nhiều lợi ích to lớn cho phát triển tư duy và nhận thức.

4. Tiếc việc và ham kiếm tiền: Thay vì đổ lỗi cho con chơi máy tính, nghịch điện thoại suốt ngày thì chúng ta hãy dành thời gian lên kế hoạch sáng mai chơi gì, tối kể chuyện gì với trẻ hay cuối tuần cả nhà cùng đi đâu! Thực ra khi phải lựa chọn giữa cha mẹ và màn hình, trẻ luôn chọn gia đình. Nhưng, nếu trẻ cảm thấy cha mẹ yêu thương công việc hơn trẻ thì trẻ cũng không cảm thấy vui gì khi chơi với cha mẹ. Cách tốt nhất để trẻ xa rời màn hình là lấp đầy các khoảng trống đó bằng các hoạt động ý nghĩa.

Điều gì sẽ xảy ra sau "những hình phạt đánh ra trò, mắng chửi hổ báo" với trẻ?

Theo chuyên gia Anh Nguyễn, trên thực tế, nếu nhìn vào khía cạnh phân tích não bộ, các việc làm trên sẽ ví như 1 "cơn sang chấn động đất" đủ mạnh có thể gây tổn thương 1 phần não bộ. Vết thương hằn trên da thịt bé sẽ lành, nhưng vết nứt và sự đứt gãy trong các liên kết tế bào thần kinh ở một vùng nào đó trong não bộ sẽ là khiếm khuyết theo bé cả đời. Có những khiếm khuyết phát triển thành tự kỉ, trở nên kích động; ám ảnh tự chỉ thị.

Những hậu quả này sẽ diễn ra trong bóng tối của não bộ, và từ từ hiện ra khi bé lớn hơn, khi lập gia đình. Ví dụ, một bé gái từ nhỏ bị cha ngược đãi, hay say rượu đánh mẹ và bé. Bé lớn bình thường, học giỏi, thành đạt, nhưng khi lập gia đình, đời sống vợ chồng làm tái hiện lại khoảnh khắc bạo hành ngày xưa (có thể do một phần não bộ đứt gẫy và nằm khuất sau nhiều năm), cô bé trở nên dễ bất hòa với chồng, và hay gay gắt với con cái. Hậu quả là gia đình tan rã.

Nếu nhìn lại con số thống kê khoa học trong 20 năm gần đây, con số tan rã gia đình do có tiền sử bạo hành trong tuổi thơ các bé là con số đáng báo động.

Theo Hiểu Đan

Trí thức trẻ

Trở lên trên