Chuyên gia chỉ ra 6 điều những đứa trẻ bản lĩnh thường làm và các cách để cha mẹ phát triển sức mạnh tinh thần cho con
Giúp con hình thành những thói quen này, các bé có thể trở nên mạnh mẽ, bản lĩnh hơn trong cuộc sống.
- 17-03-2021Quyên góp từ thiện 1,8 tỷ USD nhưng lại để con trai "phú nhị đại" làm công nhân: Cách dạy con nghiêm khắc của ông vua ngành kính Trung Quốc, không phải cha mẹ nào cũng dám "xuống tay"
- 08-03-2021Chỉ với 700 ngàn đồng, tỷ phú Jack Ma "cứu" con thoát khỏi nghiện game nặng nhưng câu răn dạy con sau đó mới khiến hàng triệu phụ huynh "dậy sóng"
- 06-03-2021Cha mẹ có 5 tầng, dạy dỗ ra 5 kiểu con cái, tạo nên 5 cuộc đời khác biệt: Bạn thuộc kiểu cha mẹ nào?
Phụ huynh nào cũng yêu thương và mong muốn con mình tốt hơn, giỏi hơn mỗi ngày. Và họ không ngần ngại đầu tư cho con tham gia nhiều hoạt động, bộ môn để phát triển thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, sức mạnh tinh thần vốn vô cùng quan trọng lại thường bị xem nhẹ. Một đứa trẻ vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống như thế nào đều phụ thuộc vào ý chí của chúng có đủ mạnh mẽ ra sao!
Là một nhà trị liệu tâm lý, Amy Morin thường xuyên nghe phụ huynh có con gặp vấn đề hỏi: Tôi phải làm gì để khiến con mình trở nên mạnh mẽ hơn?
Nhà trị liệu tâm lý này cho biết, sức mạnh tinh thần đòi hỏi chúng ta phải chú ý đến 3 điều: Cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Tất nhiên, không phải đứa trẻ nào sinh ra đã mạnh mẽ. Để phát triển sức mạnh tinh thần, cần phải luyện tập, kiên nhẫn và không ngừng củng cố mỗi ngày.
Và dưới đây là 7 điều mà những đứa trẻ bản lĩnh luôn làm. Phụ huynh có thể tham khảo để giúp con rèn luyện và phát triển sức mạnh tinh thần!
1. Trẻ trao quyền kiểm soát cảm xúc cho chính mình
Nếu con nói: "Bạn A đạt điểm cao hơn con trong bài kiểm tra. Điều này khiến con cảm thấy tồi tệ". Về cơ bản, bé đang trao quyền kiểm soát cảm xúc của mình cho người khác.
Thế nhưng, những đứa trẻ có tinh thần mạnh mẽ sẽ không phụ thuộc vào người khác để cảm thấy tốt hơn. Chẳng hạn, họ vẫn có thể giữ tâm trạng vui vẻ ngay cả khi người khác có 1 ngày tồi tệ.
(Ảnh minh họa)
Khích lệ con:
Sử dụng những câu nói để khích lệ trẻ. Cho trẻ thấy bản thân mỗi người sẽ tự chịu trách nhiệm về suy nghĩ, cảm nhận và hành xử bất kể những người xung quanh đang làm như thế nào. Điều này sẽ giúp lấn át đi những suy nghĩ tiêu cực trong đầu trẻ, rằng bản thân không có tiềm năng thành công. Các câu nói ngắn gọn, dễ nhớ và hiệu quả có thể tham khảo:
- Tất cả những gì con có thể làm là cố gắng hết mình.
- Con đã làm rất tốt rồi.
- Hãy chọn để được hạnh phúc ngày hôm nay.
2. Trẻ thích nghi với sự thay đổi
Sự thay đổi đôi khi rất khó khăn, như: chuyển tới ngôi trường mới, hay chia tay những người bạn thân thiết, hoặc phải học online vì dịch Covid-19... Và thật dễ hiểu khi trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi về một tương lai mơ hồ, không giống với hiện tại.
Song, những đứa trẻ mạnh mẽ về tinh thần hiểu rằng, sự thay đổi có thể giúp chúng phát triển theo hướng tích cực, mặc dù ban đầu chúng có thể không cảm thấy như vậy.
Ví dụ về việc chuyển trường. Thoạt đầu đứa trẻ nào cũng cảm thấy lo sợ. Song suy nghĩ sẽ gặp gỡ những người bạn mới, thầy cô mới; một môi trường học tập chuyên nghiệp hơn... sẽ khiến trẻ dễ thích nghi và thoải mái đón nhận.
(Ảnh minh họa)
Đặt tên cho cảm xúc:
Việc không thoải mái khi bị thay đổi điều gì đó là dễ hiểu. Nhưng chỉ cần đặt tên cho cảm xúc có thể làm giảm bớt sự nhức nhối của những suy nghĩ tiêu cực này.
Thật không may, hầu hết chúng ta không dành đủ thời gian để suy nghĩ về cảm giác của mình. Trên thực tế, ngay cả khi trưởng thành, chúng ta có xu hướng dồn nhiều năng lượng để chiến đấu với cảm xúc của mình hơn.
Vì vậy, khi con trẻ phải đối mặt với một thay đổi lớn, hãy yêu cầu chúng nói chuyện tỉ mỉ về cảm giác của chúng. Quan trọng hơn, giúp bé tìm - và định nghĩa - những từ phù hợp để mô tả cảm xúc ấy. Ví dụ: buồn, vui, thất vọng, lo lắng, háo hức...
3. Trẻ biết khi nào cần nói "không"
Biết cách nói không đúng nơi, đúng lúc cũng là một loại kỹ năng. Thậm chí việc phải từ chối còn khó khăn hơn cả chấp thuận. Bởi vậy, tùy vào tình huống, lựa chọn nói không cũng là một điều khiến trẻ trở nên mạnh mẽ hơn.
(Ảnh minh họa)
Thử bài kiểm tra "từ bỏ"
Khi con bạn phải đối mặt với quyết định nói đồng ý hoặc không, hãy hỏi chúng xem chúng sẽ phải từ bỏ điều gì nếu chúng nói đồng ý?
Ví dụ, chọn đi ăn, chơi với 1 người bạn, có thể đồng nghĩa với việc từ bỏ thời gian dành cho anh chị em. Hỏi trẻ: "Con có sẵn sàng từ bỏ điều đó không?". Nếu trẻ nói không muốn, thì nói không. Nếu trẻ không bận tâm, thì nói có. Giúp con can đảm nói không bằng cách nghĩ ra những cách lịch sự để từ chối ai đó:
- Không, tôi không thể - Không phải lúc nào bạn cũng cần đưa ra lý do.
- Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã mời tôi, nhưng tôi có kế hoạch khác.
- Tôi sẽ phải kiểm tra và liên hệ lại với bạn - Sử dụng điều này nếu họ cần một chút thời gian để suy nghĩ về nó)
- Tôi thực sự không cảm thấy thích làm điều đó ngày hôm nay, nhưng tôi đánh giá cao việc đề nghị của bạn.
4. Trẻ nhận thức được những sai lầm của mình
Trẻ em thường muốn che giấu lỗi lầm của mình vì không muốn gặp rắc rối. Ví dụ trẻ quên làm bài tập về nhà, hoặc vô tình làm vỡ một chiếc bình đắt tiền. Tuy nhiên, nhận thức những sai lầm giúp trẻ nhỏ xây dựng tính cách. Rõ ràng, trẻ phải rất can đảm mới dám thừa nhận những gì làm sai và chuẩn bị tinh thần sửa chữa, hoặc nhận trừng phạt.
Ví dụ, họ có thể viết ra các bài tập ngay khi nhận được, hoặc loại bỏ tất cả các món ăn vặt không lành mạnh để chúng không nằm trong tầm với.
Tạo môi trường để thành công:
Nếu con sống vô tổ chức, bé có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ tất cả các bài tập phải làm. Hoặc nếu căn phòng của con chứa rất quá đồ ăn vặt, bé sẽ không thể cưỡng lại việc ăn quá nhiều. Vậy nên, hãy tạo một môi trường tốt. Giúp con ghi ra các bài tập ngay khi nhận được, hoặc loại bỏ tất cả các món ăn vặt không lành mạnh để chúng nằm xa trong tầm với.
5. Trẻ ăn mừng thành công của người khác
Nếu như trẻ cảm thấy ghen tị khi bạn bè của chúng có được một món đồ chơi mới, hoặc điểm cao hơn, điều đó thật không tốt. Cảm giác tiêu cực này làm tổn thương chính con chứ không phải ai khác. Hãy khuyến khích con biết cách chia sẻ niềm vui của mọi người.
Những đứa trẻ bản lĩnh luôn ủng hộ các bạn cùng lứa tuổi. Và chúng tập trung vào việc thể hiện hết khả năng của mình mà không cần lo lắng về việc mọi người khác đang làm như thế nào.
(Ảnh minh họa)
Hành động như người mà con mong muốn trở thành:
Gợi ý con đưa ra danh sách những đặc điểm mà chúng ngưỡng mộ ở bạn. Ví dụ muốn lạc quan như bạn thân, muốn tự tin như chị gái... Sau đó, khuyến khích con hành động như thế nào để được như người mà con ngưỡng mộ.
6. Trẻ thất bại... và thử lại
Thất bại có thể khiến chúng ta xấu hổ, thất vọng và bực bội. Nhưng những người thành công nhất đã đạt được mục tiêu bằng cách thất bại và làm lại!
Lắng nghe câu chuyện của những người thành công từ thất bại:
Khi con bạn cảm thấy thất vọng vì đã thất bại trong một việc gì đó, hãy giáo dục chúng về những người từng mắc sai lầm tương tự, ví dụ Thomas Edison. Nhà khoa học vĩ đại đã giúp phát minh ra bóng đèn, và nhiều thứ tuyệt vời khác. Nhưng ông cũng có hơn 1.000 phát minh không được sử dụng. Điều này sẽ mang lại cho trẻ sự tự tin và chúng sẽ biết rằng 1 lần thất bại không có nghĩa mình là con người thất bại.
Theo CNBC
Amy Morin - nhà trị liệu tâm lý nổi tiếng.
Amy Morin là một nhà trị liệu tâm lý, tổng biên tập của Verywell Mind và là người dẫn chương trình The Verywell Mind Podcast. Cô là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất "13 điều người có tinh thần mạnh mẽ không làm" và cuốn sách sắp ra mắt "13 điều trẻ mạnh mẽ nên làm: Nghĩ lớn, cảm thấy tốt, hành động dũng cảm".
Bài nói chuyện TEDx của Amy Morin "Bí quyết trở nên mạnh mẽ về mặt tinh thần" cũng là một trong những bài nói chuyện được xem nhiều nhất mọi thời đại.
Trí thức trẻ