Chuyên gia chỉ ra bài học "đau thương" của truyền thông Thái Lan: Đi sau hãng tin quốc tế, để thông tin bị chi phối theo cách nhìn người ngoại quốc
Cố vấn truyền thông cao cấp Kavi Chongkittavorn nhấn mạnh: Việt Nam cần nắm quyền định hướng thông tin càng sớm càng tốt trong năm Chủ tịch ASEAN.
- 15-12-2019Vượt mốc 500.000 tên miền “.VN”, Việt Nam năm thứ chín liên tiếp dẫn đầu ASEAN về số lượng tên miền quốc gia
- 15-12-2019Chậm kết nối, Việt Nam có “lỡ nhịp” đường sắt ASEAN?
- 26-11-2019Thủ tướng gợi mở một số định hướng hợp tác ASEAN-Hàn Quốc
Năm 2020, Việt Nam trở thành Chủ tịch ASEAN. So với 10 năm trước khi Việt Nam đảm nhận vị trí này lần đầu, bối cảnh kinh tế khu vực và toàn cầu hiện đang đối mặt với nhiều thách thức và bất định, trong đó có xu hướng ly tâm, gia tăng chủ nghĩa bảo hộ, xung đột thương mại.
Do vậy, việc khẳng định vai trò của ASEAN như một tổ chức hợp tác khu vực toàn diện, một thực thể chính trị, kinh tế gắn kết và năng động góp phần thúc đẩy quá trình kết nối khu vực và toàn cầu càng trở nên có ý nghĩa hơn.
Theo ông Kavi Chongkittavorn, cố vấn truyền thông cao cấp của Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA, trụ sở đặt tại Jakarta), Việt Nam cần "học hỏi" từ 3 bài học của người tiền nhiệm - Thái Lan trong năm 2019.
Thứ nhất, Việt Nam phải nắm quyền định hướng thông tin càng sớm càng tốt. "Chúng tôi đã viết sau, đi sau những thông tin của Reuters, AFP", ông nói. Theo đó, những thông tin này bị hiểu theo góc nhìn của những người nước ngoài, không nắm được bản chất bên trong của Thái Lan.
Do vậy, ông nhấn mạnh rằng cơ quan truyền thông Việt Nam phải thể hiện góc nhìn và quan điểm từ ngày đầu tiên giữ cương vị Chủ tịch năm ASEAN.
"Nếu không truyền thông quốc tế sẽ chi phối thông tin trong suốt cả năm mà không quan tâm tới quan điểm, góc nhìn và thực tế diễn ra trong nước", ông nói.
Thứ hai là phải truyền tải định hướng thông tin càng rộng càng tốt. Mạng lưới truyền thông có thể giúp định hướng thông tin trong nước phổ biến dễ dàng hơn. "Tuy nhiên, thông tin phải được cung cấp cả bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung để có thể hiệu ứng truyền thông cao hơn", ông cho biết.
Thứ ba là giữ định hướng thông tin càng lâu càng tốt. Theo ông, báo cáo, phân tích và tranh luận phải nhất quán với thông điệp chung ngay từ ban đầu
Ông Kavi Chongkittavorn cũng khuyến nghị 9 điều nên và không nên để đưa ra các nội dung và câu chuyện của ASEAN.
-Không theo dõi các hãng thông tấn cung cấp dịch vụ tin tức điện tín, ngoại trừ "Kyodo News";
-Không dựa vào quan điểm, góc nhìn của riêng một nước thành viên ASEAN nào
Thứ ba, không chỉ trích dẫn lời của các học giả phương tây
-Nghĩ rộng hơn so với khung khổ truyền thống, đặc biệt trong các vấn đề phi chính trị
-Theo dõi cả các đánh giá chính thức và không chính thức (ERIA, ADB,...)
-Suy nghĩ một cách tổng hợp, không phải theo góc nhìn song phương
-Đọc các văn kiện một cách thận trọng và đọc đi đọc lại nhiều lần trước khi đưa tin
-Hiểu thuật ngữ chuyên môn và ngoại giao của các nước ASEAN
-Suy nghĩ và viết về các câu chuyện liên quan tới người dân ASEAN