MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia chỉ ra những ngành được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp khi kinh tế Việt Nam phục hồi

Chuyên gia chỉ ra những ngành được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp khi kinh tế Việt Nam phục hồi

CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) vừa công bố báo cáo vĩ mô thị trường, theo các chuyên gia của BSC, nền kinh tế Việt Nam đang duy trì đà tăng trưởng tích cực.

Trong tháng 4/2022, hoạt động kinh doanh diễn ra khá suôn sẻ. Các doanh nghiệp vẫn đang trên đà hồi phục khi số lượng quay trở lại kinh doanh ngày càng cải thiện.

Lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể lần lượt giảm 8,72% và 17,53% so với cùng kỳ năm trước. Xu hướng giảm này được duy trì kể từ khi kết thúc giãn cách xã hội (quý 3/2021).

Chuyên gia chỉ ra những ngành được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp khi kinh tế Việt Nam phục hồi - Ảnh 1.

4 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 60,57% so với cùng kỳ, mức này cao gấp 2 lần mức tăng trưởng bình quân 4 tháng đầu năm giai đoạn 2017-2021. Tình hình sử dụng lao động công nghiệp toàn ngành tăng vượt trội so với các tháng trước đó, tăng 7,51% so với cùng kỳ năm trước (chế biến chế tạo tăng 8,28%).

Các chuyên gia của BSC nhận định ngành bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng đang duy trì đà hồi phục khi bán lẻ tăng 7,64% so với năm trước. Đặc biệt, dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành tăng mạnh nhờ dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Hai dịch vụ này tăng lần lượt 5,15% và 10,53% so với cùng kỳ năm trước.

Chuyên gia chỉ ra những ngành được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp khi kinh tế Việt Nam phục hồi - Ảnh 2.

Lũy kế bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng duy trì đà hồi phục cho thấy cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao, tuy rằng chưa thể quay lại mức tăng trưởng trước đại dịch.

Về xuất nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu duy trì xu hướng hồi phục trong tháng 4. Lũy kế tới cuối tháng 4, xuất khẩu tăng 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu tăng 15,7%. Lũy kế 4 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 2,53 tỷ USD.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ nhóm doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước đã hồi phục hoạt động kinh doanh sau khi tình trạng dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát. BSC ước tính tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ đạt mức 18-19% so với cùng kỳ năm và nhập khẩu ở mức mức 17-19% vào cuối năm 2022.

Trong 4 tháng, giải ngân vốn ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 109.595 tỷ đồng, bằng 20,6% kế hoạch năm 2022. Theo BSC, mặt bằng giá cả trong nước tăng theo giá cả hàng hóa thế giới đã gây cản trở việc giải ngân vốn NSNN để thực hiện các dự án.

Chuyên gia chỉ ra những ngành được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp khi kinh tế Việt Nam phục hồi - Ảnh 3.

Trong 4 tháng đầu năm, FDI đăng ký mới giảm 56,3% so với cùng kỳ năm ngoái do tình hình kinh tế, chính trị thế giới còn nhiều bất ổn. Tuy nhiên, FDI đăng ký điều chỉnh vẫn tăng mạnh 92,5% so với cùng kỳ năm ngoái cho thấy dòng vốn nước ngoài vẫn tin tưởng môi trường kinh doanh Việt Nam. BSC cho rằng tốc độ tăng trưởng của vốn FDI thực hiện tuy chưa bằng thời điểm trước dịch nhưng hồi phục mạnh so với hai năm dịch bệnh là 2020 - 2021.

Báo cáo của BSC cũng chỉ ra các ngành được hưởng lợi trực tiếp khi nền kinh tế Việt Nam phục hồi sau đại dịch. Theo đó, các nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp là bất động sản, vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu, hàng không, bán lẻ và sản xuất.

Chuyên gia chỉ ra những ngành được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp khi kinh tế Việt Nam phục hồi - Ảnh 4.

Ngoài ra, một số nhóm ngành sẽ được hưởng lợi gián tiếp là ngân hàng, dầu khí, vận tải, dịch vụ tài chính, bất động sản khu công nghiệp và năng lượng – tiện ích.

https://cafef.vn/chuyen-gia-chi-ra-nhung-nganh-duoc-huong-loi-truc-tiep-va-gian-tiep-khi-kinh-te-viet-nam-phuc-hoi-20220506085602175.chn

Anh Tuấn

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên