Chuyên gia chỉ ra thủ phạm đang "bức tử" dạ dày của nhiều người
Viêm dạ dày cấp là bệnh lý hay gặp ở những người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, uống nhiều rượu, bị stress.
- 03-03-2020Từ viêm đến ung thư dạ dày chỉ trải qua qua 4 bước: Hãy thiết lập 5 thói quen dưới đây để không còn sợ ung thư nữa!
- 27-02-2020Bất luận nam hay nữ, ăn 5 loại thực phẩm màu đỏ này giúp ngừa ung thư, dưỡng thận, bổ dạ dày và kéo dài tuổi thọ
- 21-02-2020Bác sĩ bệnh viện K chỉ điểm: 4 dấu hiệu sớm giúp phát hiện căn bệnh ung thư dạ dày
Nhập viện vì stress
Chị Đỗ Thị Hương Liên (Hà Đông, Hà Nội) vừa trải qua ca cấp cứu nhớ đời. Chị Liên kể ngày 21/2, chị thấy bụng đau âm ỉ và sau một đêm triệu chứng đau nặng hơn, nôn ói.
Chồng chị đưa vợ vào bệnh viện cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán chị bị viêm dạ dày cấp. Sau đó bác sĩ đã tiến hành nội soi dạ dày thấy lớp niêm mạc dạ dày xung huyết nặng kèm theo trợt loét ở thành dạ dày. Chị Liên không có tiền sử đau dạ dày trước đó.
Khi bác sĩ hỏi nguyên nhân được biết thời gian gần đây, chị Liên hay stress thức khuya lo lắng công việc.
Viêm dạ dày cấp căn bệnh nguy hiểm
Chị Liên làm tại công ty tư vấn lao động xuất khẩu. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến mọi hoạt động xuất khẩu lao động ngừng trệ, học viên đòi trả cọc... khiến chị Liên lo lắng và gây nên đau dạ dày cấp tính. May mắn, chị Liên vào viện kịp thời vì các ổ xung huyết nếu đến chậm trễ có thể gây chảy máu dạ dày.
Bà Trần Thị Sâm (Thanh Trì, Hà Nội) cũng bị đau bụng âm ỉ mấy ngày nhưng giấu gia đình. Đến khi đau bụng dữ dội bà Sâm mới cho con gái biết tình trạng bệnh. Khi vào cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán bà Sâm bị viêm dạ dày cấp tính do lạm dụng dùng thuốc giảm đau.
Thủ phạm của bệnh dạ dày
ThS.BS Nguyễn Hải Phương - Khoa Nội tổng quát, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, viêm dạ dày cấp là bệnh lý chiếm tỷ lệ rất cao trên thế giới, ước tính có khoảng 1,5 tỷ người mắc bệnh mỗi năm.
Các trường hợp viêm dạ dày cấp vào viện bác sĩ thường phát hiện có sung huyết và phù lan rộng của lớp niêm mạc, không có các ổ loét trợt. Nguyên nhân thường do H. pylori; Tổn thương viêm có thể chỉ khu trú ở một vùng (ví dụ viêm hang vị) hoặc lan tỏa khắp dạ dày (viêm dạ dày toàn bộ).
Theo bác sĩ Phương, viêm dạ dày cấp thường xảy ra ở lớp niêm mạc dạ dày. Bình thường, chất nhầy, vốn bảo vệ cho thành dạ dày, khi bị hư hao sẽ để cho các dịch tiêu hóa làm tổn hại và gây viêm lớp niêm mạc dạ dày.
Có một số bệnh làm tăng nguy cơ của viêm dạ dày, chẳng hạn như: bệnh Crohn (là bệnh lý viêm của ruột), bệnh sarcoid (là một bệnh mạn tính không rõ nguyên nhân, có các hạch bạch huyết to ở nhiều nơi...), hoặc khi có các tế bào viêm phát triển ở những nơi khác.
Những yếu tố dễ dẫn đến viêm dạ dày cấp như người bệnh bị nhiễm H. pylori. Sử dụng thuốc đặc biệt là các thuốc kháng viêm không steroid khi sử dụng thường xuyên hoặc quá liều có thể gây ra viêm dạ dày cả cấp lẫn mạn tính.
Thủ phạm gây viêm dạ dày cấp
Ngoài ra, bác sĩ Phương cũng chỉ ra các thủ phạm dễ bức tử dạ dày khác như: uống nhiều rượu, áp lực cuộc sống. Khi uống rượu kích thích và làm tiêu mòn niêm mạc dạ dày, khiến cho dạ dày dễ bị hư hại hơn bởi các dịch tiêu hóa.
Bác sĩ Phương cho biết, triệu chứng của viêm dạ dày cấp thường diễn biến rất nhanh. Người bệnh có thể có các triệu chứng như:
- Đau âm ỉ hoặc căng tức hay nóng ran vùng thượng vị. Buồn nôn hoặc nôn, có khi kèm ợ hơi hoặc ợ chua, đắng miệng, đầy bụng khó tiêu.
- Nôn ói ra máu hoặc đi tiêu phân đen, do thuộc dạng loét trợt chảy máu hay đi kèm với loét thực sự chảy máu của dạ dày.
Khi các triệu chứng này, người bệnh cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế kiểm tra. Viêm dạ dày cấp có thể dẫn đến loét dạ dày, chảy máu dạ dày và chuyển sang viêm dạ dày mãn. Một số trường hợp có thể trở thành ung thư dạ dày, nhất là khi niêm mạc dạ dày bị bào mòn từng mảng rộng, có những biến đổi của các lớp tế bào.
Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ có thể xét nghiệm vi khuẩn H. pylori qua hơi thở, qua phân. Nội soi dạ dày ống mềm để xác định tình trạng bệnh lý của viêm dạ dày và khi nội soi bác sĩ thăm dò chức năng sẽ kết hợp sinh thiết vùng tổn thương để khảo sát tổn thương mô học, cũng để xác định sự hiện diện của H. pylori trên tiêu bản sinh thiết.
Khi bị viêm dạ dày cấp, bác sĩ Phương khuyến cáo người bệnh cần ngừng các thuốc người bệnh đang sử dụng có khả năng gây ra viêm loét dạ dày, ngừng rượu bia... Sử dụng các thuốc kháng tiết, thuốc trung hòa acid dạ dày, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm nếu phát hiện được tác nhân gây viêm loét dạ dày.
Người bệnh nên thay đổi thói quen xấu, cải thiện chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Để bảo vệ dạ dày, bác sĩ nhấn mạnh không bỏ bữa hay ăn trễ giờ. Nên ăn đúng giờ và không nên ăn quá no để dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Cần thực hiện ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày. Bạn cũng nên bỏ thói quen vừa ăn vừa làm việc để việc hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Trí thức trẻ