Kim tự tháp được xây dựng thế nào?
Kim tự tháp được xây dựng thế nào vẫn luôn là những câu hỏi lớn được những người đam mê khoa học tò mò.
- 09-07-2023Cựu đặc vụ FBI chỉ 3 điều người EQ cao thường làm để ghi điểm khi giao tiếp
- 14-05-2023Đặc vụ FBI 'đột kích' một căn hộ của người Nga tại Trump Towers
- 14-04-2023Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảm ơn FBI vì nhanh chóng bắt giữ nghi phạm vụ rò rỉ tài liệu mật
Các kim tự tháp của Ai Cập là kỳ quan khảo cổ học, vươn cao trên bãi cát sa mạc và có thể nhìn thấy hàng dặm. Việc xây dựng những kim tự tháp này chắc chắn là nhiệm vụ khổng lồ, vậy kim tự tháp được xây dựng thế nào?
Kim tự tháp được xây dựng thế nào?
Bài viết trên Báo Dân trí cho biết, câu hỏi về cách người Ai Cập cổ đại xây dựng kim tự tháp làm "đau đầu" các chuyên gia suốt hàng thế kỷ. Nhưng theo nghiên cứu mới nhất đã phát hiện ra manh mối về một phương pháp đơn giản hơn nhiều. Cụ thể, nhóm nghiên cứu tìm thấy một nhánh của sông Nile cạn khô, dẫn thẳng tới đại kim tự tháp 4.500 năm về trước.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên kỷ yếu của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ, giải thích cách người cổ đại di chuyển hàng triệu tấn đá qua 6,5km của vùng đất từng bị nhầm tưởng hoàn toàn là sa mạc khô hạn.
Các nhà nghiên cứu cho biết, "việc xây dựng kim tự tháp mà không có phần nhánh nhỏ của sông Nile là điều bất khả thi".
Để tìm ra nhánh sông Nile này, nhóm nghiên cứu phải đào lỗ trên sa mạc xung quanh kim tự tháp để tìm kiếm loại phấn hoa cổ đại. Đó là phấn hoa của các loài thực vật vốn phát triển mạnh trong môi trường nước.
Kết quả cho thấy, nhánh sông nhỏ này vốn đã biến mất từ lâu. Trong khi phấn hoa của những loài thực vật từng sống ở nhánh sông đã cạn kiệt trong nhiều thế kỷ vào thời điểm vua Tutankhamun lên nắm quyền. Đó là vào khoảng năm 1350 trước Công nguyên.
Trên thực tế, trước khi tìm thấy những dấu tích về nhánh sông Nile từng cạn khô, giới chuyên gia sớm dự đoán phương pháp nhờ đường thủy hỗ trợ để vận chuyển đá.
Một tấm giấy cói 4.500 năm tuổi phát hiện vào năm 2013, ghi chép chi tiết về việc xây dựng đại kim tự tháp. Bản nhật ký viết bằng chữ tượng hình, chép nhiều hoạt động liên quan tới việc xây dựng kim tự tháp Giza và công việc tại mỏ đá vôi bên bờ kia sông Nile dưới dạng thời gian biểu.
Trong đó mô tả công trình đã gần hoàn thành. Công việc còn lại tập trung vào xây dựng lớp vỏ đá vôi bên ngoài kim tự tháp. Công nhân khai thác đá ở Tura, gần Cairo ngày nay. Họ vận chuyển những khối đá khổng lồ tới kim tự tháp bằng thuyền dọc theo sông Nile và một hệ thống kênh rạch.
Kim tự tháp Ai Cập do hàng trăm nghìn nô lệ xây dựng?
Báo điện từ VOV dẫn nguồn tờ Historyofyesterday cho biết, những suy nghĩ của chúng ta về thế giới cổ đại, bao gồm cả niềm tin rằng các kim tự tháp được xây dựng bởi những người nô lệ là hoàn toàn sai.
Các kim tự tháp, công trình kiến trúc lớn nhất thế giới cho đến thế kỷ 20, không phải do nô lệ xây dựng. Ba kim tự tháp của Giza, được xây dựng vào thiên niên kỷ thứ ba trước Công Nguyên, thể hiện kỹ năng xây dựng kim tự tháp tốt nhất của Ai Cập cổ đại.
Việc xác định người xây dựng chúng được gọi là "một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất trong 100 năm qua". Trong một cuộc khai quật xung quanh các kim tự tháp Giza, một máy đào đã va phải một khối lớn, là bức tường của một tòa nhà. Các nhà khảo cổ cất công khám phá và tìm thấy những cấu trúc lớn - một ngôi làng, có niên đại 2.000 năm trước Công Nguyên. Ngôi làng mở rộng hơn nửa dặm vuông.
Người ta xác định rằng đó là những ngôi nhà mà những người xây dựng kim tự tháp sinh sống và làm việc. Các tiệm bánh lớn còn nguyên vẹn cũng được tìm thấy trong làng. Chúng chứa đầy hàng trăm chiếc bình đất sét lớn, trong đó bánh mì được nướng, nặng tới 25 kg. Những chiếc bình đất sét lớn là những chỉ dấu đầu tiên về sản xuất lượng bánh mì cần thiết để nuôi một lực lượng lao động lớn.
Nhà khảo cổ chính của cao nguyên Giza, Tiến sĩ Zahi Hawass, giải thích manh mối thứ hai xuất hiện như thế nào khi một phụ nữ đang cưỡi ngựa và chân ngựa rơi vào một vết nứt lộ ra một bức tường xây bằng gạch và bùn.
Đây là những bức tường của lăng mộ của những người xây dựng kim tự tháp và những người giám sát của họ. 600 ngôi mộ trong số đó đã được phát hiện chia theo hai cấp độ. Các ngôi mộ cấp thấp rất đơn giản và chỉ chứa xương, chậu và các công cụ của người lao động.
Các ngôi mộ “lớp trên” được xây dựng công phu hơn và đó là nơi chôn cất những người giám sát và kiến trúc sư. Các ngôi mộ hoàn toàn nguyên vẹn vì bọn trộm không quan tâm đến chúng, do được cho là không chứa các báu vật. Các bức tường của một số ngôi mộ đã được khắc chữ. Các chữ khắc giải thích quá trình xây dựng kim tự tháp cũng như nấu nướng, lập kế hoạch và chỉ đạo được thực hiện như một phần của toàn bộ hoạt động.
Xương trong các ngôi mộ sau đó được chuyển đến Trường Đại học Y khoa Cairo, nơi nhiều khám phá đột phá hơn. Trong số tất cả các bộ xương, 50% của nam, 50% của nữ và 23,6% thuộc về trẻ em (thậm chí trẻ một tuổi). Điều đó nói lên rằng cả gia đình công nhân xây dựng sống xung quanh các kim tự tháp.
Phân tích DNA đã xác nhận lý thuyết đó. Khám phá về cuộc sống gia đình đã phá vỡ lý thuyết nô lệ là những người xây kim tự tháp và phát hiện tiếp theo đã một lần nữa lật tẩy thực tế đó.
Sau khi phân tích sâu hơn về các mảnh xương, các nhà khoa học phát hiện ra cách một số trường hợp bị gãy xương và sau đó được chữa lành. Các nhà nghiên cứu so sánh xương được chữa lành của công nhân với xương tương tự được chữa lành của những nhà quý tộc và thấy rằng nạn nhân nhận được sự chăm sóc y tế như nhau.
Việc hàn gắn xương gãy ở Ai Cập cổ đại đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và thời gian vốn không dành cho người nô lệ. Nhưng các công nhân kim tự tháp đã nhận được sự đối xử đặc biệt đó.
Mặc dù những người xây dựng kim tự tháp được đối xử tốt, cuộc sống của họ không hề dễ dàng. Họ sống ngắn hơn 10 năm so với những người thuộc tầng lớp quý tộc và xương của họ bị uốn cong cho thấy dấu hiệu của sự căng thẳng cao.
Tuy vậy, không phải người ta sử dụng 100.000 lao động và mất 30 năm để xây dựng các kim tự tháp. Đặc biệt là khi 100.000 người tương đương 10% dân số của Ai Cập cổ đại. Trên thực tế, Ai Cập cổ đại chỉ dùng 20.000 người và mất 20 năm để xây dựng Đại kim tự tháp Giza, bao gồm 2,3 triệu khối đá với mỗi khối nặng tới 10 tấn.
Trong số 20.000 công nhân đó, 15.000 người trong số họ làm việc 12 giờ một ngày trong ba tháng và sau đó trở về làng của họ. Các công nhân mới sẽ thay thế họ. 5.000 người còn lại là công nhân chính và kỹ thuật viên cố định.
Bằng cách thực hiện một thí nghiệm lớn, chuyên gia xây dựng người Mỹ, Craig Smith, người xây dựng sân bay và tàu điện ngầm, đã xác nhận những con số đó. Như vậy, lý thuyết dùng người nô lệ và với số lượng để xây dựng kim tự tháp đã được chứng minh là hoàn toàn sai.
VTC