Chuyên gia đoạt giải Nobel về kinh tế chỉ ra 3 cách giúp bạn chi tiêu tiền bạc thông minh hơn
Cuộc đời con người chắc chắn không thể dễ dàng như giả định, vì thế hãy kiểm soát chi tiêu của bạn, hạn chế hoang phí bằng cách sử dụng sơ đồ tiết kiệm để dự phòng ngân sách nhà ở, thực phẩm và đi lại. Bạn cần kiềm chế bản thân những khi muốn mua một món đồ đắt tiền nào đó bằng cách tự đặt các câu hỏi: Bạn có cần món đồ này không? Giá của món đồ này ở chỗ khác có rẻ hơn không?
- 02-10-201770% phụ huynh trẻ đang "dốc tiền" đầu tư cho cho con đi học mà không biết đó là một sai lầm tài chính lớn
- 24-09-20175 thói quen của những người thành công nhất về tài chính, đa số chúng ta không nhận ra nên mãi chưa thể giàu
- 22-09-20175 kế hoạch tài chính bạn nhất định phải chuẩn bị trước khi bước sang tuổi 40
Chắc hẳn ai cũng từng có thời gian gặp khó khăn khi thực hiện kế hoạch tài chính trong một năm của mình: thoải mái mua đồ hàng hiệu ngay cả khi túi tiền của bạn đang ở mức báo động đỏ nhưng lại không dám bỏ tiền mua một chai nước uống khi khát chỉ vì nó quá đắt. Để đưa ra những lựa chọn thông minh hơn, chuyên gia kinh tế từng đoạt giải Nobel gợi ý cho bạn 3 cách hữu hiệu.
Thaler, người được xem là "cha đẻ của kinh tế học hành vi", vừa nhận được giải Nobel về Khoa học Kinh tế vì nghiên cứu của ông về tích hợp kinh tế với tâm lý học. Nghiên cứu của Thaler đã giúp các nhà kinh tế hiểu rằng "hành vi của con người thường mâu thuẫn với logic kinh tế truyền thống", theo báo cáo của một ấn phẩm tại Đại học Chicago, nơi Thaler đang giảng dạy.
Trong phần trích dẫn của giải thưởng, ủy ban giải thưởng tập trung vào ba khía cạnh của tâm lý con người mà Thaler khám phá: "những hạn chế nhận thức" - làm cho người ta hành động một cách hợp lý, "các vấn đề tự kiểm soát" - ngăn cản mọi người theo dõi kế hoạch, "sở thích xã hội" - cho phép mọi người hành động vì ích kỷ hoặc vô tình. Giáo sư Harvard, Brigitte Madrian, người nghiên cứu kinh tế học hành vi và tài chính gia đình, chia sẻ với CNBC Make It rằng, việc nhận thức rõ những khuynh hướng này rất quan trọng khi đưa ra quyết định về cách đầu tư thời gian và tiền bạc. Dưới đây là ba cách để vượt qua những khuynh hướng này trong cuộc sống hàng ngày của bạn và đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.
1. Nhận ra khi bạn đang chi tiêu vô lý
Thaler nói rằng: "Các nhà kinh tế dựa trên giả định rằng mọi người đều có lý do siêu thực, không có vấn đề về tự kiểm soát, không bao giờ gặp phải tình trạng hỗn độn, tiết kiệm được chính xác số tiền phải trả cho quỹ hưu trí và sau đó đầu tư một cách suôn sẻ".
Tuy nhiên, tất cả những điều trên chỉ là giả định, theo vô số cách, chúng ta cần làm việc vì chúng ta là con người và làm những việc khác với những gì các nhà kinh tế kỳ vọng. Cuộc đời con người chắc chắn không thể dễ dàng như giả định trên, vì thế hãy kiểm soát chi tiêu của bạn, hạn chế hoang phí bằng cách sử dụng sơ đồ tiết kiệm để dự phòng ngân sách nhà ở, thực phẩm và đi lại. Bạn cần kiềm chế bản thân những khi muốn mua một món đồ đắt tiền nào đó bằng cách tự đặt các câu hỏi: Bạn có cần món đồ này không? Giá của món đồ này ở chỗ khác có rẻ hơn không?
2. Cân bằng các mục tiêu của bạn với hành động của bạn
Nhiều người đặt ra quá nhiều mục tiêu mà không nghĩ đến việc họ sẽ thực hiện chúng bằng cách nào dẫn đến không đạt được nhiều mục tiêu như mong đợi. Cho dù đó là gắn bó với giải pháp năm mới của bạn hay mở một tài khoản tiết kiệm, nghiên cứu của Thaler cho thấy mọi người đang phải vật lộn với việc đạt được những mục tiêu này vì không cân bằng được mục tiêu và hành động.
Như Madrian nói, mọi người thường lập kế hoạch, nhưng sau đó họ không thực sự nhìn thấy mục tiêu do thiếu sự tự chủ. Thaler nói trong cuốn sách của mình: "Nếu bạn muốn làm việc gì đó, hãy làm cho nó trở nên dễ dàng, gạt bỏ những trở ngại”.
3. Hiểu lý do tại sao bạn muốn làm điều gì đó trước khi bạn làm điều đó
Thaler nhận thấy rằng con người không chỉ quan tâm đến bản thân mà còn về bản thân họ trong quan hệ với người khác. Họ quan tâm đến việc đối xử công bằng, họ quan tâm đến những gì người khác nghĩ về họ, họ quan tâm đến công việc thích hợp và ông gọi đây là "sở thích xã hội."
Ông cho biết thêm, ảnh hưởng xã hội có thể cải thiện các quyết định của chúng ta trong một số trường hợp nhưng lại khiến tình hình tệ hơn ở những trường hợp khác. Đôi khi chúng ta làm việc không phải vì chúng ta muốn làm việc đó, mà là vì áp lực của bạn bè, hoặc chúng ta không làm mọi thứ bởi vì chúng ta lo lắng những điều mà mọi người sẽ nghĩ về chúng ta. Mặc dù vượt qua những khuynh hướng tâm lý tự nhiên này không hề dễ dàng, Thaler nói rằng tìm cách để làm chậm quá trình ra quyết định cũng có thể giúp ích. Việc thông qua các quy tắc cho bạn nhiều thời gian hơn để cân nhắc. Tận dụng sự giúp đỡ của gia đình hoặc bạn bè cũng sẽ giúp bạn đưa ra những kế hoạch tốt. Họ chính là người nhận ra những thiếu sót của bạn và sau đó cố gắng thuyết phục để hạn chế hậu quả xấu".
CNBC