Chuyên gia dự báo sốc, giá vàng trong nước có thể lên 55 triệu đồng/lượng
Chuyên gia nhận định, giá vàng trong nước sẽ dễ dàng tăng lên mức 50 triệu đồng/lượng. Thậm chí, nếu tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, kéo dài thì giá vàng còn tăng tiếp, có thể chạm mức 55 triệu đồng/lượng.
- 25-02-2020Chuyên gia vàng: Cẩn trọng giá đang sốt ảo
- 25-02-2020Giá vàng tiếp tục lao dốc, về quanh 46 triệu đồng/lượng
- 25-02-2020Vì sao doanh nghiệp kéo rộng khoảng cách mua bán và đẩy giá vàng trong nước lên cao hơn thế giới tới 2 triệu đồng/lượng?
-
Việc can thiệp tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường cần cẩn trọng, vì đây là con dao 2 lưỡi trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang ở xung quanh 3 tháng nhập khẩu - ngưỡng an toàn
Giá vàng cả trong nước và thế giới đều "nhảy múa" liên tục trong ngày hôm qua. Tại thị trường trong nước, đến 17h chiều qua đã nhảy vọt lên mức trên 49 triệu đồng/lượng. Đáng chú ý, khoảng cách giữa giá mua - bán được các công ty kinh doanh vàng điều chỉnh khá xa. Đơn cử, Bảo Tín Minh Châu để chênh lệch mua bán khoảng 1,4 triệu đồng/lượng, SJC để chênh lệch 1,2 triệu đồng/lượng....
Với bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang lan rộng và diễn biến phức tạp, liệu vàng có thể tăng lên mức bao nhiêu và nên mua vào hay bán ra ở thời điểm này?
Giá vàng trong nước có thể lên 55 triệu đồng/lượng, nên mua vào hay bán ra? Ảnh: Minh Thư
Trao đổi với PV Infonet, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp là nguyên nhân chính đẩy giá vàng lên cao. Trong đó, những nhà đầu tư tài chính thường tìm tài sản an toàn đầu tư vào và vàng là kênh đầu tư số 1 được nhiều người lựa chọn. Cùng với đó, nhiều nhà đầu cơ thấy thị trường nóng sốt thì "nhảy" vào để kiếm lời.
Vì thế, tâm lý của thị trường, kế hoạch nhà đầu tư và hoạt động đầu cơ đang đẩy giá vàng cả thế giới và Việt Nam tăng cao.
Theo xu hướng này, ông Hiếu nhận định, nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp thì giá vàng dự kiến sẽ còn tăng.
"Cuối quý 1/2020, nếu dịch bệnh được khống chế, chặn đứng lại thì có thể giá vàng sẽ "lao dốc". Còn nếu từ nay đến cuối tháng 3 mà dịch bệnh vẫn tiếp diễn thì có lẽ thị trường vàng vẫn tiếp tục sôi động ở mức khó lường. Giá vàng thế giới có thể đạt ở mức 1.700 USD/ounce. Sau quý 2/2020, nếu dịch bệnh vẫn còn thì giá vàng có thể vượt mức 1.700 USD/ounce và lên mức mà mọi người khó tưởng tượng được. Còn ở Việt Nam, giá vàng sẽ dễ dàng tăng lên mức 50 triệu đồng/lượng. Thậm chí, thì giá vàng còn tăng tiếp, có thể chạm mức 55 triệu đồng/lượng", ông Hiếu nhận định.
Ngoài nguyên nhân từ dịch cúm, theo ông Hiếu còn có những nguyên nhân khác tác động vào thị trường vàng như cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa được giải quyết; Vương quốc Anh ra khỏi Liên minh châu Âu...
Trước tình hình giá vàng như hiện nay, ông Hiếu cho rằng, việc bán ra rõ ràng là kiếm lời, song cần phải có điểm chốt lời chứ không thể chờ giá lên tiếp, giá vàng không thể lên mãi được. Ông Hiếu cho rằng, sau khi bán ra có kế hoạch sử dụng tiền đó đầu tư sinh lời vào những màng khác, chứ không phải lấy tiền đó mang về nhà rồi chờ giá vàng khi xuống lại mua là không có lợi.
"Thời điểm này, mua vàng sẽ có nhiều rủi ro bởi chênh lệch giữa giá mua và giá bán ở trong nước ở mức rất cao. Người kinh doanh vàng đẩy rủi ro cho người mua vàng trong lúc này", ông Hiếu lưu ý.
Đối với ai nghĩ giá vàng vẫn tiếp tục lên có thể mua để kiếm lời, ông Hiếu khuyên, phải theo dõi thị trường trong nước hàng ngày, hàng giờ để xem mức biến thiên của nó. Không nên sử dụng thu nhập thường xuyên của mình như lương hay từ kinh doanh hàng ngày đi chơi vàng là rất nguy hiểm bởi khi mua vào rồi bán ra có thể lỗ. Chỉ sử dụng tiền tiết kiệm nhàn rỗi để đầu tư vàng và cần phân bổ số tiền mình có để đầu tư vào vàng và những lĩnh vực đầu tư khác chứ không nên "bỏ trứng vào 1 giỏ".
Cuối cùng, ông Hiếu khuyên rằng, nếu có mua vàng thì nên giữ lại một thời gian rồi hãy bán ra, nếu "ăn xổi", "lướt sóng" thì rất nguy hiểm vì giá vàng biến động khôn lường, không ai có thể đoán trước được.
Infonet