Chuyên gia giải đáp 7 câu hỏi về thịt gà: Ngay cả người thạo bếp núc cũng nên quan tâm
Chúng ta luôn nghĩ đã biết rất rõ về thịt gà, nhưng những điều các chuyên gia đầu ngành chia sẻ sau đây, có thể sẽ khiến bạn cảm thấy mới mẻ. Đừng bỏ lỡ những thông tin bổ ích này.
Gà là món ăn phổ biến nhất dịp Tết, ăn thế nào để khỏe mạnh cả năm?
Thịt gà là món ăn phổ biến của người Châu Á, đặc biệt là vào dịp lễ tết. Dù hoàn cảnh gia đình như thế nào, dù là người sống ở thành phố hay nông thôn, mâm cỗ ngày Tết cũng sẽ được ưu tiên chọn lựa món gà.
Dù là món ăn quen thuộc, nhưng nhiều người vẫn còn không ít băn khoăn, liệu nên ăn thịt gà thế nào để tốt nhất cho sức khỏe? Điều gì cần lưu ý khi ăn gà? Trong bài viết này, các chuyên gia dinh dưỡng và thực phẩm đầu ngành sẽ phân tích để giải đáp cho bạn những băn khoăn đó.
1. Thịt gà trống và thịt gà mái, loại nào giàu dinh dưỡng hơn?
Giáo sư Dương Lực, Viện nghiên cứu khoa học Trung y Trung Quốc cho biết, theo quan niệm của y học Trung Quốc, gà trống thuộc tính dương, có tác dụng bổ sung dương khí, làm ấm cơ thể mạnh hơn, phù hợp với những người có dương khí hư nhược, yếu ớt, dương suy.
Nhưng nhóm người bị cao huyết áp, bệnh nhân ung thư thì không nên ăn thịt gà trống.Tương tự, gà mái thuộc tính âm, có tác dụng bồi bổ với hiệu quả cân bằng, làm cho dịu nhẹ cơ thể, thích hợp cho sản phụ sau sinh, người cao tuổi cơ thể suy nhược, người mắc bệnh lâu ngày thể chất ốm yếu.
2. Bộ phận thịt gà nào không nên ăn?
Theo giáo sư Dương Lực, vùng hậu môn và phao câu gà, ngoài việc chứa rất nhiều chất béo, còn là nơi tập trung rất nhiều tổ chức mô và hạch lymphoid, vi khuẩn ẩn nấp trong hạch bạch huyết, các loại virus, chất gây ung thư và các chất có hại khác.
Vì thế đây là bộ phận không khuyến khích dùng để làm thực phẩm cho con người.
Cổ gà là nơi tập trung rất nhiều tuyến hạch đi qua và xuyên suốt trong cơ thể gà, tốt nhất là nên bóc bỏ da gà, loại bỏ các khối u nhỏ bằng mắt thường có thể nhìn thấy trước khi chế biến.
Da gà là bộ phận chứa lượng chất béo và cholesterol cao, nếu ăn nhiều sẽ dễ dẫn đến béo phì, gây ra huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và các bệnh mãn tính. Các chuyên gia khuyến cáo, nhóm người có bệnh béo phì và các bệnh tam cao (huyết áp cao, mỡ máu cao, đường huyết cao) thì hạn chế ăn mỡ gà da gà.
Loại da và mỡ gà, có thể chế biến riêng, để làm gia vị trộn vào các món mì hoặc canh, làm tăng hương vị cho món ăn.
Gan gà, là bộ phận chứa lượng cholesterol cao, khi ăn cũng chỉ nên dùng một số lượng vừa đủ.
3. Gà nuôi tự nhiên có giàu dinh dưỡng hơn gà công nghiệp không?
Theo Phó Giáo sư Chu Nghị, Học viện Khoa học Thực phẩm và Kỹ thuật dinh dưỡng, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, từ góc độ bổ sung dinh dưỡng, không có nhiều sự khác biệt về dinh dưỡng giữa gà nuôi chăm thả và gà nuôi công nghiệp.
Tuy nhiên, xét từ góc độ hương vị thịt gà, khẩu vị khi ăn, thì gà chăn thả tự do thường ăn các loại rau lá và côn trùng mỗi ngày, một chu kỳ sống thường lâu hơn nên thịt gà chăm thả sẽ có hương vị tốt hơn, cảm giác ăn ngon miệng hơn.
Nhưng xét từ quan điểm về an toàn thực phẩm, do gà nuôi tự nhiên thường thả rông tự do, thời gian chăn thả kéo dài, không rõ nguồn gốc về sức khỏe và tiêm phòng dịch bệnh, nếu không được chăm sóc tốt, thì nguy cơ khi ăn thịt gà nuôi lại cao hơn gà công nghiệp.
4. Giá trị dinh dưỡng của thịt gà đông lạnh và gà vừa giết mổ có khác nhau không?
Phó giáo sư Chu Nghị cho rằng, thịt gà cấp đông (làm thịt xong thì đông lạnh trước khi bán) và thịt gà tươi vừa giết mổ không có sự khác biệt về giá trị dinh dưỡng. Đặc biệt là vào những thời điểm có dịch cúm gia cầm bùng phát, người dân nên tránh giao dịch gà sống trực tiếp, hạn chế giết mổ ở chợ để đề phòng lây nhiễm dịch bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra, thịt gà luộc tái chín, vẫn còn máu đỏ thì tuyệt đối không nên ăn. Nên làm chín hoàn toàn từ trong ra ngoài rồi mới ăn.
5. Thịt gà trống và thịt gà mái, loại nào giàu dinh dưỡng hơn?
Giáo sư Dương Lực cho biết, theo quan niệm của y học Trung Quốc, gà trống thuộc tính dương, có tác dụng bổ sung dương khí, làm ấm cơ thể mạnh hơn, phù hợp với những người có dương khí hư nhược, yếu ớt, dương suy. Nhưng nhóm người bị cao huyết áp, bệnh nhân ung thư thì không nên ăn thịt gà trống.
Tương tự, gà mái thuộc tính âm, có tác dụng bồi bổ với hiệu quả cân bằng, làm cho dịu nhẹ cơ thể, thích hợp cho sản phụ sau sinh, người cao tuổi cơ thể suy nhược, người mắc bệnh lâu ngày thể chất ốm yếu.
6. Cách chế biến thịt gà nào có nhiều chất dinh dưỡng nhất?
Giáo sư Dương Lực cho biết, thịt gà vốn mềm nên có thể thích hợp để chế biến nhiều cách khác nhau. Để duy trì và giữ lại được những lợi thế của chất béo thấp, tốt nhất nên chọn những phương pháp nấu ăn đơn giản nhất giúp gà giữ nguyên vẻ tươi ngon. Chẳng hạn như luộc, hấp, nấu canh suông.
Ngược lại, gà chế biến kiểu chiên giòn, thịt gà cay, gà rán hay các cách chế biến phức tạp khác, không chỉ là mất chất dinh dưỡng, lượng calo tương đối cao, mà còn gây ra những bất lợi cho sức khỏe.
Nước luộc gà có thể nên tận dụng làm canh gà bằng cách thêm các loại thảo mộc khác nhau sẽ có tác dụng bổ dưỡng khác nhau.
Ví dụ, thêm gừng tươi, có thể bổ dưỡng cường tinh, giảm bớt cảm lạnh, cải thiện khả năng miễn dịch; thêm kỷ tử có thể giúp tăng cường dương khí, bổ dương, giúp cho dương khí trong cơ thể phát triển, có tác dụng phòng chống lạnh.
Thêm nhân sâm, đảng sâm, có thể điều trị chứng suy nhược lá lách, phổi, khó thở, đánh trống ngực, tăng cường tạo máu, có tác dụng cải thiện chức năng dạ dày cho người hay bị lạnh bụng;
Nếu thêm hoàng kỳ, có thể bổ khí giảm hư yếu, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
7. Làm thế nào để chọn mua gà đúng chuẩn?
Theo Phó Giáo sư Lý Hưng Dân, Viện Khoa học Thực phẩm dinh dưỡng và Kỹ thuật, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, con gà tươi sống sau khi cắt tiết làm thịt, màu sắc của gà sẽ trở thành màu trắng. Nếu thịt gà sau khi làm thịt mà chuyển sang hơi hướng màu đỏ hoặc đen thì là gà bệnh hoặc gà đã chết trước khi giết thịt.
Vì vậy, kinh nghiệm mua gà là hãy chọn những con có phần thịt màu trắng. Có một số cách khác để nhận biết gà có ngon hay không, nên dùng tay sờ vào thịt gà. Nếu mặt ngoài của thịt gà hơi khô ráo, không có cảm giác dính, dùng ngón tay đè mạnh xuống mà thịt gà lập tức đàn hồi trở lại, không có mùi lạ, thì có thể xem là thịt còn đang tươi mới.
Ngoài ra, nên kiểm tra ở phần dưới cánh gà xem có bị tiêm nước hay không. Nếu phát hiện thấy ở dưới cánh gà có dấu kim tiêm màu đỏ, chứng tỏ gà đã bị tiêm nước để làm tăng trọng lượng. Dùng ngón tay ấn vào lớp da gà, nếu có cảm giác trơn ở bên trong, thì hiểu rằng gà đã bị tiêm mọng nước, tích nước dưới da.
*Theo Health/QQ
Trí thức trẻ