Chuyên gia giáo dục khuyên: Kiên trì tuân thủ 4 quy tắc khi nuôi dạy con trai trước 12 tuổi, trẻ lớn lên độc lập, gánh vác được mọi việc trong tương lai
Nuôi dạy con cái lên người là trách nhiệm của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, nuôi dạy một đứa trẻ ngoan ngoãn và phát triển toàn diện không phải là việc đơn giản. Các bậc phụ huynh cần có những phương pháp dạy con phù hợp, mỗi đứa trẻ mỗi giới tính, mỗi độ tuổi đều có sự khác nhau. Đứa trẻ lớn lên thành kiểu người ra sao đều do sự giáo dục của cha mẹ.
- 20-04-2020Vượt qua cú sốc con tự kỷ, nữ giám đốc ở Hà Nội đóng 4 cơ sở dạy tiếng Anh, đổi mọi công sức và tiền bạc lấy... 3 giây con nhìn vào mắt mình
- 20-04-2020Cha mẹ "vàng mười" tuyệt đối không từ chối 4 điều sau với con cái khi nghỉ học vì dịch bệnh Covid: Càng lắng nghe, bạn càng có cơ hội gắn kết, giúp trẻ tự lập và thành công
- 19-04-2020Từ câu chuyện nội chiến gia đình vì chữ "tiền" đến bí mật dạy con thành công đáng ngẫm: "Nếu con cái tài giỏi hơn tôi, để lại tiền cho chúng là không cần thiết. Nếu chúng bất tài, tiền nhiều chỉ làm hư chúng"
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng chọn giáo dục con cái bằng việc kỉ luật nghiêm khắc sẽ mang lại hiệu quả. Nhưng thật sự không phải như vậy, đối với con gái việc áp dụng kỉ luật và dạy bảo sẽ dễ dàng hơn con trai vì sự đơn giản trong tính cách. Ngược lại, hầu hết đối với những bé trai sẽ có xu hướng nghịch ngợm, dễ xảy nổi loạn, cực đoan và việc áp dụng kỉ luật nghiêm khắc là điều hoàn toàn không nên.
Giáo sư Lý Mai Cẩn của Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc, trong nhiều năm qua, bà đã tham gia vào nghiên cứu về tâm lý học vị thành niên và tội phạm vị thành niên, và đã tiếp xúc với một số lượng lớn "thanh thiếu niên có vấn đề".
Khi được mời đến chia sẻ, bà nói: “Muốn loại tội phạm vị thành niên thì chúng ta cần quan tâm, giáo dục tốt trẻ vị thành niên”. Khi nói đến tội phạm vị thành niên, mọi người sẽ dễ dàng liên kết với con trai hơn. Vì thế, khi được hỏi bà đã chia sẻ về cách giáo dục con trai rằng: “Nuôi dạy con trai, trước 12 tuổi các bậc phụ huynh cần kiên trì tuân thủ 4 quy tắc này, đứa trẻ sẽ gánh vác được mọi việc trong tương lai”.
Hãy để con tự lập từ nhỏ
Nhiều gia đình chỉ có một con hoặc còn ảnh hưởng bởi tư tưởng: “Trọng nam khinh nữ” vì thế họ thường nuông chiều những cậu con trai. Họ nghĩ rằng cho con hưởng những điều tốt đẹp nhất là điều hiển nhiên. Làm hết mọi việc cho con không yêu cầu con làm gì vì sợ con khổ, đáp ứng hết mọi yêu cầu chỉ cần con muốn, con vui.
Nhưng đó thực sự là suy nghĩ sai lầm, việc bố mẹ chiều con quá mức sẽ khiến con ngày càng hư hỏng, không thể tự lập trong cuộc sống sau này. Các bậc phụ huynh cần để con tự làm những việc nhỏ như vệ sinh cá nhân, mặc quần áo,.. để trẻ không còn thói quen dựa vào cha mẹ. Chúng sẽ hình thành sự chủ động trước mọi vấn đề trong cuộc sống và tự lập hơn khi xa gia đình.
Dạy con tinh thần trách nhiệm
Ngoài tính tự lập, tinh thần trách nhiệm là một trong những tính cách quan trọng bố mẹ cần trau dồi cho con. Khi bạn dạy một đứa trẻ có tinh thần trách nhiệm tức đang dạy chúng cách suy nghĩ trước sau về hành động mình cần làm.
Tại sao chúng phải làm vậy? Tại sao chúng không được phép làm vậy? Khi gây ra lỗi lầm chúng sẽ phải làm gì? Khi cha mẹ dạy đứa trẻ có tinh thần trách nhiệm tất cả mọi việc chúng làm đều có sự cân nhắc, suy nghĩ.
Trách nhiệm không phải là bẩm sinh, nhưng có thể được giáo dục. Cha mẹ nên nhận ra sớm về tầm quan trọng của việc phát triển ý thức trách nhiệm đối với con cái. Vậy làm thế nào để tu luyện? Cha mẹ thường có thể "ủy thác" một số nhiệm vụ cho con cái của họ. Chẳng hạn, khi mẹ ốm, người cha có thể yêu cầu con giúp đỡ việc chăm sóc mẹ, làm việc nhà. Hoặc có thể hướng dẫn con tự thực hiện một số việc vắt trong cuộc sống hàng ngày.
Đừng mang tâm lý “sợ con khổ”
Đây thực sự là một tâm lý rất tệ hại khi nuôi dạy trẻ ngày nay. Chính tâm lý này đã khiến nhiều trẻ em dễ dở nên hư hỏng, phụ thuộc cha mẹ. Bố mẹ thường nghĩ rằng vì yêu thương nên sợ con khổ, không muốn cho con gặp phải những khó khăn. Bố mẹ đều ra mặt sắp đặt, làm thay con hết mọi thứ. Từ những việc nhỏ nhặt như vệ sinh cá nhân, thu dọn đồ chơi... Chính điều đó đã gây ra cho trẻ tâm lý phụ thuộc, đòi hỏi và không thể tự lập.
Trong thực tế, những đứa trẻ khi có những trải nghiệm của bản thân chúng phản ứng với cuộc sống tốt hơn những đứa trẻ được bố mẹ bao bọc quá nhiều. Vì vậy hãy dạy chúng cách tự đối mặt giải quyết từ những vấn đề nhỏ nhất.
Trau dồi tính cách dũng cảm cho con
Dũng cảm là một tính cách quan trọng để chúng ta vượt qua khó khăn. Một cậu bé thiếu can đảm không thể có trách nhiệm thực sự. Tăng cường lòng can đảm của con trai là một phần quan trọng trong giáo dục gia đình. Một đứa trẻ dúng cảm sẽ có tinh thần trách nhiệm cao, có tính tự lập và tự tin. Có thể sẵn sàng đối diện với khó khăn.
Con trai sẽ đặc biệt chú ý đến lời nói và hành động của cha mẹ, hình ảnh dũng cảm của cha mẹ sẽ tăng cường lòng can đảm của con. Hãy khuyến khích và giúp con vượt qua nỗi sợ hãi và cải thiện sự tự tin. Có được tinh thần dũng cảm sẽ là hành trang tuyệt vời cho con cái trong cuộc sống sau này.
Theo Sina