Chuyên gia giáo dục nói: Con bạn có hạnh phúc, thành đạt hay không, bố mẹ phải cho con đủ ba thứ
Để con có được môi trường phát triển tốt nhất về cả trí tuệ và tinh thần thì cha mẹ hãy là người đồng hành và sát cánh.
- 12-12-2023Muốn dạy con tốt, trước tiên cha mẹ hãy nói "không" với 9 điều này
- 11-12-20235 điều cha mẹ càng cấm đoán, con càng muốn làm
- 10-12-2023Khi con được ai đó khen ngợi, nếu đáp lại như này thì bạn là bậc cha mẹ cực kỳ KHÔN KHÉO
Niềm hạnh phúc thật sự
Một chuyên gia giáo dục đã từng chia sẻ: “Trong giáo trình và sách giáo khoa, học sinh được cung cấp tất cả các loại kiến thức, nhưng điều quan trọng nhất thì chúng lại không được học, đó là hạnh phúc”.
Hạnh phúc không thể khái quát và không tiêu chuẩn rõ ràng. Có nhiều người nghĩ rằng, bình thường là hạnh phúc, nhưng một số người lại cảm nhận, cuộc sống hạnh phúc là khi mình phải có được thành tựu nào đó.
Hạnh phúc sẽ không bị mất đi vì 1,2 lần thất bại hay những vấp ngã mà chúng được gây dựng theo thời gian và sẽ tồn tại trong suốt cuộc đời của một người.
Vậy nên, việc vun đắp hạnh phúc cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, có thể kiến trẻ luôn có tinh thần thoải mái và sự kiên cường, mạnh mẽ trong cả quá trình trưởng thành.
Một người có cảm giác hạnh phúc sẽ biết hài lòng hơn với cuộc sống. Những đứa trẻ có được niềm hạnh phúc thực sự từ nhỏ sẽ ổn định tốt hơn về mặt cảm xúc và sẽ không dễ bị đánh gục bởi những vấp ngã của cuộc sống. Đồng thời, chúng cũng sẽ biết điều khiển tâm trí của mình trong việc quản lý cuộc sống, trở nên nhanh nhẹn và kiên trì hơn với mục đích của bản thân.
Trong tương lai, áp lực đối với trẻ sẽ ngày càng lớn hơn. Là bậc làm cha, làm mẹ, chúng ta đừng nên quá tập trung vào thành tích học tập của trẻ. Hãy dạy cho chúng khả năng cảm nhận về sự hạnh phúc, chỉ bằng cách này, con bạn lớn lên mới ấm áp, trưởng thành và có thể tự đi trên còn đường của mình.
Sự đồng hành tích cực và hiệu quả
Cha mẹ có thể cảm nhận sâu sắc về thực tế là con cái đang ngày một lớn lên, và để bước vào suy nghĩ, đời sống của trẻ, chắc chắn phụ huynh sẽ gặp khó khăn.
Khi chúng lớn lên, đã trở thành một cá thể độc lập, tính cách, hành vi và biểu hiện đã được hình thành một cách rõ ràng. Khi đó, ngay cả khi cha mẹ có muốn giáo dục, dạy dỗ lại cũng là điều rất khó. Vậy nên điều này đòi hỏi, cha mẹ phải đồng hành cùng con ngay từ khi trẻ con nhỏ.
Hãy cố gắng giao tiếp, dạy con và tương tác với con một cách tích cực. Khi trẻ làm sai, hãy uốn nắn và hướng dẫn con hết mức có thể.
Đồng hành không chỉ đơn thuần là việc ngồi trước mặt trẻ mà phải cho trẻ sự an toàn, tích cực tham gia vào mọi hành vi và biểu hiện của con.
Cho phép trẻ phạm sai lầm
Trong cuộc sống, chưa từng có ai không phạm bất cứ một sai lầm nào.
Việc phạm sai lầm không phải là điều gì đó quá khủng khiếp, những điều khủng khiếp là một số trẻ em thậm chí còn không có cơ hội “thử và phạm sai lầm”.
Một bác sĩ tâm lý từng chia sẻ, đã có 1 trường hợp của một cô bé 13 tuổi sống trong nhà mỗi ngày với sự lo lắng. Bạn ấy không thể bước qua khỏi nỗi sợ của mình và phải tìm kiếm đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
Trong toàn bộ quá trình thăm khám, bác sĩ nhận ra lý do đứa trẻ lại trở nên như vậy là bởi môi trường cha mẹ tạo ra quá ngột ngạt.
Ngay từ nhỏ, từ động tác ăn, chơi ra sao, cha mẹ đều điều khiến trẻ, nếu làm sai sẽ bị khiển trách và đánh đập. Nếu trẻ làm vỡ hoặc rơi 1 vật gì đó, cha mẹ sẽ lập tức la mắng, cáu giận, khiến con hoang mang, sợ hãi, và mang tâm lý không ổn định khi lớn dần.
Chính vì sống trong một môi trường như vậy, nên ngày nào cô bé cũng phải chịu sự tra tấn tâm lý rất lớn mỗi khi về nhà.
Trên thực tế, nhiều gia đình có thể gặp phải tình huống này, đó là khi trẻ gặp 1 vấn đề nhỏ nhưng họ sẽ phóng đại nó lên vô số lần. Cha mẹ không cho con cơ hội được “thử và sai”, liên tục la mắng, giáo dục kiểm soát khiến tâm lý chúng không ổn định.
Theo thời gian, chúng sẽ hình thành nên 2 hướng tính cách, một là thu mình, ngại giao tiếp, ý lại và không dám thử bất cứ một điều gì. Thứ 2 là chúng sẽ làm mọi thứ bất chấp, mặc kệ đúng sai và bất cần đời.
Trong xã hội ngày càng có nhiều sự cạnh tranh, áp lực, cha mẹ hãy thấu hiểu và yêu thương con nhiều hơn. Đồng thời, phụ huynh cũng cần hiểu: “Chất lượng học tập có thể ảnh hưởng đến trẻ em trong một khoảng thời gian, nhưng sự hiện diện hay vắng mặt của hạnh phúc sẽ có tác động suốt đời đến trẻ”.
Do đó, thay vì tập trung toàn bộ sự chú ý vào điểm số học tập của con, tốt hơn hết bạn nên dành nhiều thời gian hơn và đồng hành cùng con. Hãy cùng nhau phát triển và đồng hành với con trên mọi chặng đường. Bởi vì "thời kỳ nở hoa" luôn chỉ kéo dài một thời gian, và nếu bạn bỏ lỡ nó, bạn không bao giờ có thể làm lại.
Trí Thức Trẻ