Chuyên gia hàng đầu cảnh báo: Một thị trường 2.000 tỷ USD có nguy cơ xuất hiện vết nứt sau hỗn loạn ngành ngân hàng Mỹ
Nhiều người lo ngại rằng lĩnh vực này có thể gây ra cú sốc kinh tế tiếp theo.
- 03-04-2023Nhóm người từng là động lực đưa Trung Quốc thành công xưởng của thế giới: 'Tôi chấp nhận làm việc cả đời, không muốn là gánh nặng cho đất nước và gia đình!'
- 03-04-2023‘Squid Game’ phiên bản doanh nghiệp: Danh sách ‘ứng viên’ được bảo mật, giỏi chưa chắc là người chiến thắng, muốn đi tiếp phải đạt được tiêu chí này
- 03-04-2023Khủng hoảng ngân hàng và làn sóng sa thải của ngành công nghệ 'vùi dập' thành phố giàu nhất nhì nước Mỹ
Lãi suất của Mỹ tăng cao trong năm qua đã gây ra cuộc hỗn loạn lớn nhất đối với ngành ngân hàng kể từ năm 2008.
Từ các nhà kinh tế học đến các ngân hàng ở Phố Wall đều cảnh báo rằng bất động sản thương mại có thể là lĩnh vực tiếp theo xuất hiện vết nứt.
Chi phí đi vay cao và các điều kiện tín dụng siết chặt hơn có thể gây khó khăn cho các chủ sở hữu bất động sản lớn. Theo dữ liệu từ công ty Trepp, gần 450 tỷ USD nợ bất động sản thương mại sẽ đáo hạn trong năm 2023.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất từ mức gần 0 của một năm trước lên mức 5% hiện tại. Đây là đợt tăng mạnh nhất kể từ thập niên 1980.
Điều khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn là tỷ lệ sử dụng văn phòng trên cả nước vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch. Nhân viên các công ty hiện đang có xu hướng làm việc từ xa và điều đó ảnh hưởng đến việc định giá tài sản. Trong bối cảnh đó, các chủ sở hữu bất động sản thương mại có nguy cơ không trả được khoản nợ đang gia tăng.
Vấn đề này có thể trở thành “cơn bão hoàn hảo” – sự hội tụ của mọi điều tồi tệ nhất - đối với các ngân hàng khu vực Mỹ. Họ là chủ nợ của nhiều công ty trong lĩnh vực bất động sản. Theo BofA, các ngân hàng này nắm giữ khoảng 70% nợ bất động sản thương mại.
Dưới đây là quan điểm của các ngân hàng và những chuyên gia hàng đầu nói về thị trường bất động sản thương mại trị giá 2.000 tỷ USD.
Elon Musk - CEO của Tesla và SpaceX
Tỷ phú Elon Musk đã đăng trên Twitter rằng bất động sản thương mại là vấn đề nghiêm trọng nhất lúc này. Ông nhấn mạnh khoản nợ bất động sản kỷ lục 2.500 tỷ USD sẽ đáo hạn trong 5 năm tới.
Ông cho biết: “Đây là thực là một vấn đề hệ trọng. Nhiều thành phố có tỷ lệ văn phòng trống cao. Danh mục đầu tư thế chấp cũng gặp rủi ro nếu giá nhà đất giảm mạnh”.
Bill Ackman – CEO Pershing Square
Ông Ackman cho biết các ngân hàng nhỏ là chủ nợ của nhiều công ty xây dựng, công ty quản lý văn phòng, căn hộ cho thuê... Bất động sản thương mại là một phần quan trọng trong nền kinh tế nước Mỹ. Nếu các ngân hàng mất cả chì lẫn chài, điều đó sẽ gây ra hậu hoạ.
Huyền thoại bán khống Jim Chanos
“Bất động sản thương mại thực sự là một tài sản hấp dẫn đang trên đà phát triển. Nhưng mọi người quên mất rằng nó có thể trở thành một tài sản rủi ro trong một thị trường xấu”, Chanos nói.
Ông nói thêm rằng hiện có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá tài sản mà các nhà đầu tư không biết.
Ngân hàng Bank of America (BofA)
Chiến lược gia Michael Hartnett tại BofA cho biết: “Nhiều người đang coi bất động sản thương mại là vấn đề tiếp theo không thể tránh khỏi. Các tiêu chuẩn đối với khoản vay bất động sản thương mại ngày càng nghiêm ngặt hơn”.
CEO Scott Rechler của công ty bất động sản RXR Realty
“Có 1.500 tỷ USD nợ bất động sản thương mại sẽ đáo hạn trong 3 năm tới. Phần lớn khoản tiền này được cho vay khi lãi suất cơ bản gần bằng 0. Khoản nợ này cần được tái cấp vốn trong một môi trường mà lãi suất cao hơn, giá trị thấp hơn và trong một thị trường có ít thanh khoản hơn”, ông viết trên Twitter.
Ông nhấn mạnh rằng nếu không hành động, Mỹ có nguy cơ gặp khủng hoảng hệ thống đối với các ngân hàng, đặc biệt là với các ngân hàng khu vực.
Nhà kinh tế học Adam Posen – Chủ tịch viện Peterson Institute for International Economics
Ông Posen cho biết rằng “lĩnh vực bất động sản thương mại đang có sự điều chỉnh lớn” và đang thực sự rơi vào “một mớ hỗn độn”.
Theo MI
Nhịp sống thị trường