MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia kinh tế ANZ: Việt Nam là hình mẫu cho Campuchia, Lào, Myanmar phát triển

16-01-2017 - 10:27 AM | Tài chính quốc tế

Nhà kinh tế học tại Australia & New Zealand Banking Group Singapore nhận định Việt Nam đã chuyển dịch thành công từ kinh tế nông nghiệp sang xuất khẩu hàng hóa và là mẫu hình để các nước nhỏ hơn trong khu vực noi theo.

Theo World Bank, các nền kinh tế nhỏ nhất châu Á đang tăng trưởng nhanh hơn cả gã khổng lồ Trung Quốc. Trong giai đoạn 2017-2019, Campuchia, Lào, Myanmar sẽ là các nền kinh tế tăng trưởng nhất châu Á sau Ấn Độ, tốc độ tăng trưởng duy trì gần sát mức 7%.

Nằm trong số những quốc gia phát triển chậm nhất khu vực, tổng GDP của 3 nền kinh tế này chưa đến 100 tỷ USD – bằng khoảng 1/3 một số nước láng giềng như Singapore, Malaysia và Philippines. Nằm trong khu vực sông Mekong, các quốc gia biên Đông Nam Á đang tập trung vào nguồn lực cơ sở hạ tầng và đa dạng hóa với hy vọng rũ bỏ hình ảnh là nền kinh tế kém phát triển nhất khu vực.

Việt Nam từ một nền kinh tế tập trung chủ yếu vào nông nghiệp đã trở thành một nhà xuất khẩu các mặt hàng điện tử như điện thoại di động. Eugenia Victorino – nhà kinh tế học tại Australia & New Zealand Banking Group Singapore cho rằng: “Lời hứa chuyển đổi Mekong trở thành một trung tâm sản xuất có rất nhiều tiềm năng. Việt Nam chính là hình mẫu cho xu hướng dịch chuyển kinh tế từ nông nghiệp sang tăng trưởng nhờ xuất khẩu. Chúng tôi đã nhìn thấy Myanmar, Lào, Campuchia đang cố gắng bắt chước cách thu hút nguồn vốn FDI để thúc đẩy nguồn lực xuất khẩu của Việt Nam”.

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng vượt Trung Quốc, 3 quốc gia này cũng phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc – trên vai trò là nhà đầu tư nhiều lĩnh vực từ đường sắt đến bất động sản.

Sau một thời gian dài, Myanmar đang tự do hoá nền kinh tế và áp dụng các biện pháp cải cách thị trường sau một cú chuyển biến lớn về mặt chính trị. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia này. Trung Quốc cũng đang xây dựng một đặc khu kinh tế, nhà máy điện và cảng biển nước sâu ở bờ biển phía tây.

Tại Lào, tuyến đường sắt 5,7 tỷ USD nối Trung Quốc và miền Bắc nước Lào (sau 1 thời gian dài trì hoãn) đã chính thức đi vào hoạt động. Campuchia đã thuyết phục được nhiều nhà máy Trung Quốc đặt trụ sở sản xuất đến Campuchia – động thái này nằm trong chiến lược xuất khẩu năng lực công nghiệp của Trung Quốc thông qua chương trình một vành đai, một con đường).

Anh Sa

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên