MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia kinh tế khẳng định: Mỹ vẫn giàu hơn Trung Quốc trong ít nhất 50 năm tới

03-04-2021 - 15:52 PM | Tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế khẳng định: Mỹ vẫn giàu hơn Trung Quốc trong ít nhất 50 năm tới

Một nhà kinh tế đã khẳng định rằng Mỹ sẽ vẫn giàu có hơn Trung Quốc trong 50 năm tới hoặc hơn - và rất lâu sau nữa kinh tế châu Á này mới được dự kiến ​​sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

"Tôi nghĩ rằng rất khó có khả năng Trung Quốc đạt được mức GDP bình quân đầu người của Mỹ - đó mới chính là thước đo cho sự giàu có của chúng tôi, ít nhất là trong 50 năm tới", Simon Baptist, nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại Economist Intelligence Unit, nói với CNBC trong chuyên mục "Street Signs Asia".

GDP bình quân đầu người đo lường sản lượng của một nền kinh tế được sản xuất trên mỗi người và là thước đo chung cho sự thịnh vượng.

Dữ liệu mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế có sẵn cho thấy GDP bình quân đầu người của Trung Quốc được dự báo là 10.582,10 USD vào năm 2020 - chỉ bằng khoảng 1/6 so với con số 63.051,40 USD ở Mỹ.

Chuyên gia kinh tế khẳng định: Mỹ vẫn giàu hơn Trung Quốc trong ít nhất 50 năm tới - Ảnh 1.

Mỹ có còn giàu hơn Trung Quốc trong 50 năm tới? (Nguồn: CNBC)

Bình luận của Baptist diễn ra sau cuộc họp báo chính thức đầu tiên của Joe Biden kể từ khi nhậm chức, trong đó Tổng thống Mỹ cho biết ông sẽ không để Trung Quốc trở thành "quốc gia hàng đầu" trên toàn cầu.

"Tôi đang nhìn thấy sự cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc. Trung Quốc có một mục tiêu tổng thể - và tôi không chỉ trích họ vì mục tiêu này. Nhưng họ có một mục tiêu tổng thể là trở thành quốc gia dẫn đầu, quốc gia giàu có nhất trên thế giới và quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới. Và điều đó chắc chắn sẽ không xảy ra trong nhiệm kỳ của tôi", Biden cho biết.

Liệu Mỹ-Trung Quốc có thể cùng ở vị trí dẫn đầu?

Baptist cho biết Trung Quốc sẽ trở thành "cường quốc khác biệt", và luôn song hành cùng Mỹ trên trường toàn cầu. Ông nói thêm, bên nào sẽ mạnh mẽ hơn phụ thuộc vào cách họ sử dụng quyền lực của mình".

Baptist nói: "Tôi nghĩ rằng ở châu Á, có lẽ sẽ rất khó để Mỹ tiếp tục duy trì vị thế là quốc gia hùng mạnh nhất cho đến những năm 2030, nhưng Mỹ và Trung sẽ luôn song hành và chia sẻ cùng nhau vị trí này", Baptist nói.

Châu Á đã nổi lên như một chiến trường quan trọng trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung đang diễn ra. Bắc Kinh đã mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị trong khu vực, khi Mỹ, dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, dường như đang rút lui.

Ngược lại, Biden đã và đang đặt châu Á ở vị trí ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình. Biden đã tuyển dụng một số chuyên gia châu Á nổi bật vào chính quyền của ông. Trong một trong những chuyến công tác nước ngoài đầu tiên trên cương vị tổng thống, ông cũng đã gặp hầu hết các nhà lãnh đạo của Nhật Bản, Ấn Độ và Úc.

Tuần trước, cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa hai nước đã bắt đầu với những lời lẽ chỉ trích nhau. Đầu tuần này, Mỹ và một số đồng minh phương Tây đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các quan chức và chính quyền Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền ở khu vực Tân Cương - và Bắc Kinh từ lúc ấy đã có những hành động trả đũa Liên minh châu Âu và Anh.

Trung Quốc và tham vọng trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới

Theo Baptist, nền kinh tế Trung Quốc - tính theo USD danh nghĩa - dự kiến ​​sẽ vượt qua Mỹ vào khoảng năm 2032 và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dự tính đó được lùi lại sang 2034 do đại dịch Covid-19, ông nói thêm.

Trung Quốc đã phục hồi mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng kinh tế do Covid - 19 gây ra. Quốc gia này đã trở thành nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng vào năm ngoái với tăng trưởng GDP đạt 2,3%. Ngược lại, sản lượng của nền kinh tế Mỹ giảm 3,5% trong năm 2020 so với một năm trước, theo ước tính của Cục Phân tích Kinh tế.

Dự báo của Baptist có vẻ thận trọng hơn những dự báo khác. Helen Qiao, trưởng bộ phận kinh tế châu Á tại Bank of America Global Research, trao đổi với CNBC vào tháng trước, rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ vào khoảng năm 2027 đến năm 2028. "Nền kinh tế Mỹ cuối cùng sẽ trở nên nhỏ hơn chỉ vì dân số Trung Quốc đông hơn họ rất nhiều. Bây giờ điều này không thực sự có ý nghĩa cụ thể khi giá trị GDP bằng đồng USD chiếm ưu thế, nhưng đó là một cột mốc quan trọng".

Tham khảo CNBC

Mỹ Linh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên