MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia lý giải: Khẩu trang y tế luôn được dùng để phòng chống bệnh dịch nhưng có ngăn được virus không?

24-01-2020 - 18:37 PM | Sống

Một trong những hình ảnh thường thấy khi bệnh dịch xảy ra là ai nấy đều mang khẩu trang y tế. Ở Trung Quốc thời điểm này cũng vậy, mọi người đeo khẩu trang trước nỗi lo đại dịch virus Vũ Hán, nhưng hiệu quả thật sự của chúng ra sao?

Khẩu trang y tế được dùng trong các bệnh viện từ cuối thế kỉ 18, nhưng mãi đến năm 1919 mới phổ biến trong cộng đồng khi nổ ra đại dịch cúm Tây Ban Nha - tai họa cách đây hơn 200 năm khiến 50 triệu người tử vong.

Ngày nay, hàng trăm triệu người dân Trung Quốc và toàn cầu vẫn luôn mang khẩu trang y tế để ngăn bệnh cảm cúm hay phòng chống ô nhiễm không khí. Tuy vậy, các chuyên gia về virus hoài nghi tính hiệu quả của chúng.

Chuyên gia lý giải: Khẩu trang y tế luôn được dùng để phòng chống bệnh dịch nhưng có ngăn được virus không? - Ảnh 1.

Tình nguyện viên Hội chữ thập đỏ ở Mỹ đeo khẩu trang giữa đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1917-1919 (Ảnh: Oakland Public Library)

Tiến sĩ David Carrington từ ĐH London cho biết: "Việc mọi người có thói quen mang khẩu trang y tế không phải là phương pháp hiệu quả chống lại virus và vi khuẩn trong không khí (con đường dễ lây lan bệnh truyền nhiễm nhất). Lí do vì các loại khẩu trang thông thường có quá nhiều lỗ hở, không có bộ phận lọc khí; và mọi người không che chắn cho đôi mắt của mình".

Dù vậy, khẩu trang y tế vẫn giúp ích rất lớn, chúng giảm nguy cơ lây nhiễm virus "tức thời" như khi tiếp xúc với người bệnh bị ho, hắt hơi. Ngoài ra, khi đeo khẩu trang, chúng ta hạn chế bản thân mình lây lan virus từ tay lên miệng. Một nghiên cứu năm 2016 ở Đại học New South Wales (Úc) cho biết một người thường chạm vào mặt đến 23 lần mỗi giờ.

Chuyên gia lý giải: Khẩu trang y tế luôn được dùng để phòng chống bệnh dịch nhưng có ngăn được virus không? - Ảnh 2.

Khẩu trang giúp giảm đi một ít nguy cơ lây nhiễm cúm, nhưng tác dụng khá hạn chế (Ảnh: Getty)

Đồng tình với quan điểm của David Carrington, tiến sĩ Jake Dunning - người đứng đầu bộ phận bệnh truyền nhiễm của tổ chức Y tế Cộng đồng Anh - cho biết: "Mặc dù mọi người thường nghĩ đeo khẩu trang sẽ phòng được bệnh, có rất ít bằng chứng cho thấy khẩu trang sở hữu nhiều chức năng hơn là mục đích ban đầu của nó - dùng trong y tế".

Ngoài ra, tiến sĩ Dunning nói khẩu trang cần phải mang vào/gỡ ra đúng cách và phải thay đổi thường xuyên. Tuy vậy, "các nghiên cứu cho thấy mọi người thường có xu hướng trở nên thờ ơ, qua loa khi đã mang khẩu trang suốt nhiều giờ" - Dunning nói thêm.

Kết lại, vị tiến sĩ khẳng định bên cạnh mang khẩu trang, điều quan trọng hơn là mỗi người phải chăm sóc bản thân và thực hiện các thói quen vệ sinh cơ thể - nhất là đôi tay của mình.

Chuyên gia lý giải: Khẩu trang y tế luôn được dùng để phòng chống bệnh dịch nhưng có ngăn được virus không? - Ảnh 3.

Mang khẩu trang khi đến nơi công cộng thời điểm dịch là nên làm. Nhưng điều quan trọng hơn là giữ tay & cơ thể sạch sẽ (Ảnh: Getty)

Tiến sĩ Connor Bamford từ Viện nghiên cứu Wellcome-Wolfson (Anh) cũng nói thực hiện các biện pháp vệ sinh đơn giản là điều cần thiết hơn rất nhiều so với chỉ đeo khẩu trang ra đường.

"Hãy che miệng khi hắt hơi; rửa tay thật sạch sẽ; và đừng cho tay lên miệng trước khi rửa. Đó là những cách giúp giảm thiểu khả năng lây nhiễm bất kỳ loại virus nào qua đường hô hấp" - Bamford chia sẻ.

Tóm lại, đeo khẩu trang có một số tác dụng nhất định để phòng chống cúm do vi khuẩn, virus nhưng không nhiều. Mọi người còn phải kết hợp các biện pháp khác để giữ bản thân an toàn, khỏe mạnh.

Dịch vụ y tế quốc gia Anh đề nghị 3 biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh cúm do virus:

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước ấm.

- Hạn chế đụng chạm vào mắt, mũi ở mức thấp nhất có thể.

- Giữ gìn thói quen sống lành mạnh. Ăn chín uống sôi.

(Theo BBC)

Theo Jayden

Helino

Trở lên trên