Chuyên gia: Nguyên tắc 40-40-20 và 5 lưu ý uống nước đúng vừa thải độc vừa tránh mất nước
Theo bác sĩ Huynh Wynn Trần – tổ chức y khoa VietMD tại Mỹ cho biết tình trạng thiếu nước có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Thực tế, nhiều bệnh nhân da khô, suy thận cấp chỉ vì lười uống nước.
- 06-06-2020Suy nhược thần kinh: Tưởng bình thường nhưng rất bất thường, 6 điều nên làm ngay
- 04-06-2020Nước dừa giúp phụ nữ trẻ hóa và ngừa bệnh trong mùa hè nhưng hãy nhớ kỹ: 6 nhóm người KHÔNG uống - 4 thời điểm TRÁNH dùng
- 03-06-2020Uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ cho một cơ thể khỏe mạnh? Lời giải đáp của các chuyên gia thực sự hữu ích trong những ngày hè nóng "bỏng rát"
Nguy hiểm nếu lười uống nước
Khi chúng ta thiếu nước, những cảm biến khắp nơi trong cơ thể sẽ báo hiệu chúng ta nên uống nước, đồng thời dùng các biện pháp khác để giữ lại nước trong cơ thể.
Càng lớn tuổi, độ nhạy ngày càng yếu đi, đôi khi, cơ thể chúng ta đang khát và cần nước nhưng không biết được dẫn đến tình trạng thiếu nước. Khi đi khám bệnh bác sĩ sẽ quan sát màu nước tiểu có thể biết người bệnh có thiếu nước hay không?
Bác sĩ Huynh Wynn chia sẻ nước có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. BS Huynh Wynn đã khám và điều trị cho nhiều người bị suy thận cấp và trong đó có nguyên nhân từ việc lười uống nước. Ngoài suy thận cấp, nếu cơ thể thiếu nước còn gây ra tình trạng da khô, da nhăn nheo, viêm các khớp, tất cả đều liên quan tới thiếu nước.
Những người lười uống nước về lâu dài gây thiếu nước kinh niên khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, và các bệnh nêu trên.
Uống nước như nào cho đủ
Tuy nhiên, uống nước cần uống như thế nào là đủ, không thiếu, không thừa. Khi cơ thể có quá nhiều nước, nồng độ muối (Sodium) trong cơ thể loãng đi, khiến chúng ta bị tụt muối (Hyponatremia) hay tụt Kali (Hypokelamia).
Nguy hiểm hơn, nếu chúng ta bị yếu tim (heart failure), uống nhiều nước khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, dễ đến suy tim cấp (Congestive heart failure). Tụt muối quá nhiều có thể dẫn đến té xỉu hay tử vong.
Uống vào thời điểm nào?
Theo TS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng nước có vai trò quan trọng, nó tham gia nhiều quá trình từ hấp thu, chuyển hoá và đào thải. Nước gần như là sự sống của chúng ta.
Cơ thể nếu thiếu 2% nứớc sẽ mệt mỏi, thiếu 10% sẽ gây tình trạng nguy hiểm, mất 20% lượng nước có thể tử vong.
Một người không ăn uống hai tháng mới tử vong nhưng người không uống nước 3 - 4 ngày sẽ có thể tử vong.
Theo cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu, nữ giới nên uống 1,6 lít nước mỗi ngày khoảng 8 cốc, nam giới uống 2 lít nước mỗi ngày khoảng 10 cốc. Nếu thiếu nước sẽ rất nguy hiểm. Mất nước trong 90 phút có thể làm cho não co nhỏ lại, chủ yếu mất nước qua đương ra mồ hồi. Mất nước nhẹ đồng nghĩa với cơ thể mất 1 – 2% nước.
TS Trương Hồng Sơn
Mất nước sẽ khiến bạn tăng huyết áp do máu đặc hơn, chảy chậm hơn và gây ra tăng huyết áp, uống ít nước còn khiến mệt mỏi do các enzyme hoạt động không hiệu quả nên người bạn thấy uể oải, khó chịu.
Thiếu nước còn khiến các chất thải, chất độc không được đào thải làm tăng nguy cơ viêm da dị ứng, vẩy nến và gây nếp nhăn trên da. Thiếu nước cũng gây ra tình trạng chuột rút do cơ bắp phải hoạt động nhiều nên tăng nguy cơ bị chuột rút
Chính vì vậy, TS Sơn khuyến cáo bạn hãy cố gắng uống nước thường xuyên và uống đúng cách.
Thứ nhất, không nên chờ khát vì khi có cảm giác khát là đã thiếu nước. Uống nước vào các thời điểm quan trọng như lúc sáng ngủ dậy uống 200 ml nước để thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, uống nước trước khi ăn 30 phút, trước khi chơi thể thao 30 phút, trước khi đi ngủ 1h.
Thứ hai, khi uống nước thì uống cốc vừa đủ, không nên uống cốc to quá.
Uống nước với lượng nước có thể tích 40 ml/kg cân nặng. Ví dụ người 60 kg uống khoảng 2,4 lít nước một ngày và uống 40% vào buổi sáng, 40% buổi chiều, 20% buổi tối.
Thứ ba, TS Sơn cho biết có thể theo dõi cơ thể có thiếu nước hay không qua nước tiểu.
Nếu uống đủ nước thì khoảng cách lần đi tiểu trung bình 3h, uống ít nước thì giãn cách kéo dài, ngoài ra có thể xem màu nước tiểu. Nếu uống đủ nước nước tiểu có màu vàng nhạt, màu càng đậm thì là thiếu nước.
Thứ tư, chú ý khi uống nước có hai loại nước không có cồn và có cồn. Tuy nhiên, lý tưởng nhất vẫn là nước lọc. BS Sơn cho rằng không nên uống nước ngọt có ga thay nước lọc vì trong nước có ga có nhiều chất gây hại cho sức khỏe nếu bạn uống quá nhiều. Ngoài ra, nước ngọt còn gây béo phì.
Thứ năm, không uống nước ngay sau khi vận động nặng hay tập thể dục vì uống nước như vậy sẽ tạo áp lực cho tim và tác động tới tim. Tốt nhất, bạn nên uống chậm và uống thành ngụm nhỏ.
Trí thức trẻ