Chuyên gia nhân sự bày doanh nghiệp bí kíp giúp người lao động tránh stress khi làm việc tại nhà, hạn chế khủng hoảng tâm lý hậu Covid
Giãn cách làm đảo lộn nhịp làm việc lẫn gieo rắc nỗi hoang mang vào tâm trí người lao động, song doanh nghiệp có thể quan tâm và xoa dịu để mang “con tim vui trở lại” cho nhân viên. Dù có là chiến lược gì chăng nữa, cần nhớ rằng hạnh phúc của nhân viên chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đó không phải "nice to have" (khuyến khích làm) mà là "must have" (cần phải làm)!
- 21-08-2021Nếu bạn muốn kéo dài tuổi thọ và sống khỏe mạnh, xin hãy nhớ "3 KHÔNG": Lúc sáng sớm, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ
- 20-08-2021Thời đại của kiến trúc chăm sóc sức khỏe: Làm sao để tối ưu hóa chất lượng không khí cho không gian sống và làm việc hiệu quả?
- 19-08-2021Ngâm vài lát mướp đắng trong nước có tác dụng thần kỳ đối với sức khỏe
Bà Tiêu Yến Trinh – CEO Công ty Cổ phần Kết nối Nhân tài (Talentnet) nhận định, chưa bao giờ các chuyên gia ngành nhân sự bị đặt ở nơi "đầu sóng ngọn gió" như hiện tại, khi đại dịch đang chia rẽ mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp. Không chỉ làm doanh nghiệp rớt số tăng trưởng, đáng sợ hơn, dịch bệnh còn gieo vào tâm trí mỗi người lao động vô vàn hạt mầm hoang mang, bức bối và bất an… có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân sự kéo dài về sau này.
Theo khảo sát Chính sách nhân sự giai đoạn Covid lần thứ 3 do Talentnet thực hiện, có đến 66% doanh nghiệp không có chính sách hỗ trợ nhân viên khi làm việc tại nhà. Trước khi tìm ra chiến lược phù hợp để áp dụng trong đường dài, bộ phận HR có thể cân nhắc 5 biện pháp dưới đây để mang "con tim vui trở lại" cho nhân viên.
1. Chăm sức khoẻ, xốc tinh thần
Một khảo sát ở Anh đã chỉ ra 64% nhân viên gặp vấn đề sức khỏe và 75% căng thẳng tinh thần khi làm việc ở nhà. Do đó, ngoài việc chăm sức khoẻ, quản lý cũng nên định kỳ gọi hỏi thăm, giới thiệu apps (ứng dụng) tư vấn tâm lý giúp nhân viên giãi bày nỗi lòng, xốc lại tinh thần làm việc.
2. Tạo ra "happy hour" chất lượng
Các nhà quản trị nhân sự tinh tế có thể tạo ra khung thời gian cố định trong tuần hoặc mỗi ngày để nhân viên được "xoã", cùng ngồi lại tán gẫu và hỏi han. Mọi người có thể cùng đặt đồ ăn để thật sự có tiệc "tea break" chất lượng, hoặc tranh thủ "happy hour" để tổ chức các trò chơi kết nối, ví dụ như game ma sói kinh điển hay quay số may mắn.
3. Mở câu lạc bộ sở thích trực tuyến
Tạp chí Art Therapy chỉ ra, sáng tạo nghệ thuật 45 phút giảm mạnh hormone cortisol gây stress cho cơ thể. Do đó, bên cạnh kỹ năng nghề nghiệp, doanh nghiệp có thể tạo điều kiện để nhân viên thoả thích theo đuổi các đam mê "bên lề". Có nhiều nền tảng cung cấp các khóa học trực tuyến miễn phí hoặc ưu đãi phí về nghệ thuật, nấu ăn, trang điểm, ngôn ngữ... để HR lựa chọn.
4. "Detox" công việc mỗi cuối tuần
Microsoft và YouGov khảo sát thấy có 30% người phải làm việc nhiều hơn và 52% người nghỉ ngơi ít hơn khi làm việc từ xa. Do đó, muốn tăng mức độ hạnh phúc của người lao động, doanh nghiệp cần "trả lại" thời gian riêng cho nhân viên.
5. Khảo sát về mức độ hạnh phúc
Microsoft, Huawei, Milton Keyes, CNBC… và nhiều doanh nghiệp khác đều khảo sát nội bộ về mức độ hạnh phúc của nhân viên. Để có câu trả lời chân thành, HR nên thiết kế phiếu khảo sát kín hoặc bảng hỏi dạng trò chơi vui nhộn...
Trên đây là 5 bí kíp mà HR có thể áp dụng bước đầu, song để duy trì bầu không khí hạnh phúc lâu bền cho nhân viên, cần có những chiến lược dài hơi. Dù có là chiến lược gì chăng nữa, cần nhớ rằng hạnh phúc của nhân viên chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đó không phải "nice to have" (khuyến khích làm) mà là "must have" (cần phải làm)!
Doanh nghiệp & Tiếp thị